Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn? Ai được ưu tiên nuôi con?

Luật sư tư vấn thắc mắc về quyền nuôi con sau khi ly hôn theo quy định pháp luật, trường hợp yêu cầu ly hôn, cơ sở nào để giành quyền trực tiếp nuôi con, thay đổi người nuôi con sau ly hôn và các vấn đề khác liên quan, cụ thể như sau:

1. Quy định về ly hôn và quyền nuôi con

Câu hỏi: Chào luật sư, cho tôi hoi giờ tôi muốn ly hôn vì không chịu được cách đối xử của chồng tôi. Tài sản chung không có. Chúng tôi có chung 2 đứa con, một đứa 9 tuổi và một đứa 9 tháng tuổi. Tôi muốn sống chung với 2 đứa con. Nhưng thu nhập hàng tháng của tôi chỉ 4 triệu đồng. Vậy tôi có quyền nuôi 2 đứa con không? Và tôi cần phải làm như thế nào để được nuôi 2 con thưa luật sư?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền nuôi con như sau:

"...3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Căn cứ vào quy định nêu trên, thì theo nguyên tắc quyền nuôi con dưới 36 tháng  tuổi được giao trực tiếp cho người mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn có quyền trực tiếp nuôi đứa con 9 tháng tuổi.

Còn đối với đứa con đã đủ 9 tuổi, thì Tòa án sẽ hỏi ý kiến của cháu là muốn sống với ai trước khi ra quyết định người nuôi con trực tiếp.

Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, khi đó người không trực tiếp nuôi con sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Tòa  sẽ xem xét đến các yếu tố sau đây để đưa ra quyết định:

 + Điều kiện về vật chất bao gồm: ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập.... mà mỗi bên dành cho con. Các yếu tố đó có thể dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ...;

+ Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi, giải trí..

 Bạn có thể căn cứ vào quy định trên đây để giành quyền nuôi con.

2. Quyền nuôi con khi con sinh năm 2015​

Câu hỏi: Kinh thưa: Luật sư !- Tôi và vợ cưới nhau thang 9 năm 2014 và có cháu bé sinh 04.03.201 5.Nay vợ tôi nộp đơn xin ly hôn.Vậy sau ly hôn tôi có quyền nuôi con không ? Vợ tôicũng giành nuôi con.- HIện nay tôi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp 6triệu 1 tháng, tôi đang làm ngoài bảo trì điện lạnh. Sắp tới tôi được công ty mời làm việc với mức lương 6-7 triệu 1 tháng. (01.07.2016 ). Con tôi trước giờ ông ba nội thay phiên nhau trông khi tôi va vợ đi làm. trước giờ tôi và vợ cùng con ở cùng nhà ông bà nội ( phường tân hạnh thành phố biên hoà tỉnh đồng nai ) tôi con 1 trong gia đình.- Vợ tôi nay đã nghĩ việc không hưởng trợ cấp thất nghiệp nên chưa có công việc ổn định. Nếu ly hôn vợ tôi sẽ ra ở trọ,  hoặc về nhà cha mẹ đẻ ở (xóm 2 bình sơn bình mỹ quãng ngãi ). Vợ chồng tôi ly hôn không có tài sản chung. Vậy với điều kiện trên tòa có giải quyết cho tôi được nuôi con không.

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:

>> Quyền nuôi con và điều kiện giành quyền nuôi con

Đối với con chưa đủ 3 tuổi thì quyền nuôi con thuộc về người mẹ, trừ trường hợp người mẹ từ chối quyền nuôi con hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Người cha có nghĩa vụ cấp dường nuôi con.

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169