Đinh Ngọc Huyền

Khi vợ chồng ly hôn con dưới 3 tuổi luôn giao cho mẹ nuôi?

Con dưới 3 tuổi về nguyên tắc được Luật Hôn nhân và gia đình quy định ưu tiên cho người mẹ được quyền nuôi. Tuy nhiên, trong trường hợp người cha có các điều kiện để nuôi con tốt hơn mẹ thì ai sẽ là người giành được quyền nuôi con? Trong chủ đề này, Luật Minh Gia xin tư vấn và giải đáp một số quy định pháp lý về giải quyết tranh chấp quyền nuôi con

1. Quyền nuôi con nhỏ khi vợ chồng ly hôn?

Khi tiến hành thủ tục ly hôn tại tòa án, một trong những tranh chấp phổ biến và khó khăn trong việc giải quyết là các tranh chấp về quyền nuôi con, đặc biệt là đối với những trường hợp vợ chồng chỉ có duy nhất một con chung khi ly hôn. Trong trường hợp con chung dưới 36 tháng tuổi thì quyền nuôi con sẽ thuộc về cha hay mẹ?

Trường hợp bạn muốn là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn nhưng chưa nắm rõ về vấn đề này thì bạn có thể gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia để được chúng tôi hỗ trợ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

2. Khi vợ chồng ly hôn, quyền nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi sẽ thuộc về ai?

Câu hỏi:

Luật sư cho em hỏi ạ: Nếu ly hôn em có quyền nuôi dạy con mình không ạ? dù là đàn ông, nhưng em sẵn sàng chấp nhận cảnh gà trống nuôi con. để nuôi dạy con sao cho tốt nhất có thể ạ. Em lấy vợ và sinh được 1 con nhỏ được 18 tháng tuổi. Vợ lương: 4-5 triệu/ tháng, chồng: lương 9-10triệu/ tháng, cả hai đều có trình độ cao đẳng, đại học. Trong thời gian chung sống em không muốn tiếp tục vì cách cư xử cũng như hành động của vợ giành cho cuộc sống gia đình. Vợ em được bố mẹ chiều chuộng nên nói về bổn phận, trách nhiệm trong cuộc sống đều rất kém, lại là người bảo thủ, luôn cho mình là đúng, sẵn sàng văng tục, đuổi chồng dù ở nhà thuê hay nhà ngoại.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Đối với trường hợp của bạn, Luật Minh Gia xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, quy định về quyền nuôi con khi ly hôn

Căn cứ Luật Hôn nhân và Gia đình năm quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

"Xem trích dẫn quy định về quyền nuôi con"

Đối chiếu với quy định trên đây, thì con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Thứ hai, chứng minh điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn

Trong trường hợp cha mẹ không thỏa thuận được quyền nuôi con khi nộp đơn xin ly hôn và trong quá trình giải quyết bạn cần chứng minh người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con. Trong trường hợp của bạn:

- Về mặt sức khỏe của người mẹ: Bạn không đề cập đến vấn đề sức khỏe, nên ở đây chúng tôi hiểu vợ bạn có đủ sức khỏe, đảm bảo điều kiện để nuôi con.

- Về điều kiện kinh tế: Vợ bạn có thu nhập ổn định khoảng 4-5 triệu/ tháng. Tuy thu nhập không cao bằng bạn nhưng vẫn đảm bảo được mức sống tối thiểu. Đồng thời, trong trường hợp bạn không trực tiếp nuôi con thì vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con hàng tháng.

- Về mặt tinh thần, về lối sống: được thể hiện qua việc bỏ bê con cái, không có thời gian nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, thường xuyên vắng nhà,thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình, vướng mắc tệ nạn xã hội, có lối sống đồi trụy, làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội …

Với các thông tin bạn cung cấp, chúng tôi chưa có thông tin về việc người mẹ có những hành vi đó. Liên quan đến vấn đề trách nhiệm trong cuộc sống, bảo thủ,...chỉ là quan điểm sống của mỗi bên, chưa có căn cứ rõ ràng để cho rằng người mẹ không thể nuôi dạy con tốt.

Như vậy, nhận định trong trường hợp này theo thông tin bạn cung cấp thì người mẹ đầy đủ sức khỏe; năng lực hành vi dân sự; có trình độ cao đẳng, đại học; có thu nhập tối thiểu, có thời gian trực tiếp để nuôi con...Trong trường hợp cha mẹ không thỏa thuận được quyền nuôi con thì quyền nuôi con sẽ được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, bạn sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Trường hợp bạn muốn sử dụng dịch vụ ly hôn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được luật sư hôn nhân gia đình tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Trân trọng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169