Luật sư Vũ Đức Thịnh

Quyền ly hôn theo yêu cầu của một bên và căn cứ cho ly hôn

Chào luật sư, hiện tại em và chồng em đều đang sống ở nước ngoài nhưng khác nước không ở cùng nhau và em phát hiện ra chồng em lừa dối em có người phụ nữ khác, vì vậy em muốn ly hôn từ một phía thì phải làm thế nào và em có cần phải về nước hay không nếu em không về thì tòa có giải quyết cho em ly hôn được hay không. Mong luật sư tư vấn cảm ơn luật sư.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của chị chúng tôi tư vấn như sau:

Tại Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”

Vì thông tin chị cung cấp không rõ ràng về việc hai vợ chồng chị có còn mang quốc tịch Việt Nam hay không. Cần phải xác định rõ vấn đề này để xác định thẩm quyền giải quyết yêu cầu ly hôn của chị. Bộ luật tố tụng dân sự có quy định:

“Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

…”

Ngoài ra, Bộ luật TTDS quy định:

“Thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;”

Về căn cứ cho ly hôn, tại Mục 8 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP có quy định như sau:

“8. Căn cứ cho ly hôn

a. Theo quy định thì Toà án quyết định cho ly hôn nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài được, mục đích của hôn nhân không đạt được.

a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.



a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này.…

a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.

…”

Theo đó, đối với trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên thì Tòa án sẽ căn cứ theo quy định trên để giải quyết

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo