Quyền khởi kiện lại vụ án dân sự theo quy định
Mục lục bài viết
1. Tư vấn về tố tụng dân sự liên quan đến khởi kiện lại
Theo quy định pháp luật tố tụng dân sự đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp như: Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự; Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng,...; Đã có đủ điều kiện khởi kiện và các trường hợp khác theo quy định pháp luật.
Nếu bạn đang gặp phải vướng mắc liên quan đến quyền nộp đơn khởi kiện, bạn cần tham khảo các quy định pháp luật về luật tố tụng dân sự hoặc ý kiến của luật sư có chuyên môn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn cụ thể.
Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến quyền nộp đơn khởi kiện, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, để được tư vấn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây để có thêm kiến thức về pháp luật.
2. Quyền khởi kiện lại vụ án dân sự theo quy định
Nội dung câu hỏi:
Tôi có căn nhà muốn chuyển nhượng khi không có người ra tranh chấp nhà tôi có giấy chủ quyền rỏ ràng từ năm 2004 đến nay! Sau khi thưa kiện toà án nhân dân tỉnh đã hành người dân như tôi đi tới đi lui gần 6 tháng trời! Thì ra quyết định Đình chỉ vụ án( do tôi phải đi khiếu nại khắp nơi) từ tháng 6/17 đến tháng 12/17 tôi nhận đc quyết định đình chỉ vụ án số 51/2017/QĐST-DS ngày 4/12/17 Tuy nhiên tôi vẫn bị gây khó khăn trong việc chuyển nhượng bởi vì sau khi nộp QĐ này lên chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thị xã thì họ hẹn kéo dài ngày đi đóng thuế và cuối cùng họ nói hồ sơ tôi bị kiện nữa Điều đáng nói là họ thụ lý vụ kiện sau y như vụ kiện trước vẫn nhân vật trước và vụ kiện trước hơn nữa nguyên đơn là một việt kiều Mỹ nhưng đơn thưa vẫn ko có hợp thức hoá lãnh sự và nguyên đơn trước khi rời khỏi VN đã có giấy chứng nhận Không Còn Tài Sản ở VN do sở xây dựng Hậu giang cấp ! Vậy thì căn cứ nào mà người này đi kiện tôi? Vậy nhưng toà án nhân dân tỉnh Hậu giang vẫn thụ lý và còn thụ lý hai lần? Người dân như tôi ko biết kêu cứu cùng ai?
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau :
Điều 218 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự:
“1. Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.”
Khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
“3. Đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp sau đây:
a) Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
b) Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
c) Đã có đủ điều kiện khởi kiện;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.”
Điểm d Khoản 3 Điều 192 được hướng dẫn bởi Khoản 3 Điều 7 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP:
“3. "Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật" quy định tại điểm d khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 là các trường hợp trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 chưa quy định nhưng đã được quy định trong Nghị quyết này, các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
"Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật" quy định trong Nghị quyết này là:
a) Đối với những vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản mà trước ngày 01-01-2017, Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện vì lý do "thời hiệu khởi kiện đã hết" nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 thời hiệu khởi kiện vụ án đó vẫn còn, thì người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 và điểm d khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Đối với những vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản mà trước ngày 01-01-2017 đã được Tòa án giải quyết bằng bản án, quyết định (trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì thời hiệu khởi kiện đã hết) đã có hiệu lực pháp luật thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, người khởi kiện không có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án đó;
b) Đối với những vụ án dân sự chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà trước ngày 01-01-2017 Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện vì chưa đủ điều kiện khởi kiện chia tài sản chung, nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 thời hiệu khởi kiện vụ án chia thừa kế đối với di sản thừa kế đó vẫn còn, thì người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 và điểm d khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Tòa án xem xét thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.
Đối với những vụ án dân sự chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà trước ngày 01-01-2017 đã được Tòa án giải quyết bằng bản án, quyết định (trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì thời hiệu khởi kiện đã hết) đã có hiệu lực pháp luật thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, người khởi kiện không có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án đó;
c) Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị quyết này.”
Và Điểm c Khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định :
“c) Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;”
Theo Khoản 1 Điều 218 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì nguyên đơn sẽ không được khởi kiện lại vụ án dân sự khi đã có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác so với vụ án đã đình chỉ về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp. Vì bạn không cung cấp rõ thông tin vụ án dân sự đầu tiên bị đình chỉ theo căn cứ nào nên không thể xác định cụ thể việc Tòa án thụ lý lần 2 là có căn cứ hay không. Trong trường hợp của bạn, nếu người khởi kiện không có căn cứ theo Điểm c Khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì sẽ không có quyền khởi kiện lại và Tòa án cũng không được thụ lý vụ án này.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất