Quyền của những người con sau khi bố mẹ ly hôn.
Mọi chi phí sinh hoạt của gia đình trong đó có cả sinh hoạt của anh ta tôi đều phải chi trả. 2 con tôi phải tự trông nom và chăm sóc. Tôi rất muốn li hôn với anh ta nhưng anh ta không đồng ý để tôi nuôi 2 con (tôi có đủ điều kiện để nuôi 2 con). Tôi rất muốn được li hôn và được nuôi 2 con vì với tôi con là tất cả, nếu ko có 2 con tôi sẽ không sống nổi, nhưng nếu tiếp tục duy trì cuộc hôn nhân như hiện nay thì tôi lo sợ con tôi không thể trưởng thành. Xin luật sư tư vấn giúp tôi làm cách nào để tôi được nuôi 2 con vì nếu cần chứng cứ thì tôi không thể lấy gì để làm chứng cứ cả. XIn hãy giúp tôi.
Trả lời tư vấn:
Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
Giành quyền trực tiếp nuôi cả 2 con khi ly hôn
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
================
Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 2: Vợ muốn giành quyền nuôi con trên 36 tháng tuổi
Anh ấy sinh năm 88 cháu sinh năm 91 . Có 1 bé trai được 3 tuổi rưỡi đang đi học mầm non. Vợ chồng cháu lấy nhau được 6 năm rồi . Anh ấy đi làm được 4 năm nay, anh ấy làm việc xa nhà cứ sáng thứ 2 đi chiều thứ 6 mới về . Cháu thì không xin được việc nên chỉ ở nhà chăm con coi sóc việc nhà cửa. Nay cháu cũng vừa mới xin được việc lương được 3tr/ tháng . Vợ chồng cháu mới mua đất làm nhà xong tiền mua đất và làm nhà phải đi mượn . Thời gian gần đây vợ chồng cháu không còn hạnh phúc như xưa nữa nên quyết định ly dị . Cháu không cần gì hết chỉ cần con mình thôi vậy nếu ly dị cháu có thể giành được quyền nuôi con không.
Trả lời tư vấn:
Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
- Điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn
- Điều kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
===============
Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 3: Quyền lợi của con sau khi bố mẹ ly hôn
Chào công ty luật Minh Gia các luật sư cho tôi hỏi vấn đề như sau: Tôi và chồng tôi đã kết hôn năm 1991 đến năm 2010 thì chông tôi đã thay đổi tính nết, suốt ngày mượn rượu để hành hung tôi mặc dù tôi đã cố gắng chịu đựng nhưng cũng chẳng có ý nghĩa gì nên tôi đã phải làm đơn ra tòa ly hôn. Sau khi ly hôn song đươc 15 ngày thì anh ta đã đi cưới vợ khác, Vậy tôi muốn hỏi về phân chia tài sản, trước khi ra tòa ly hôn, thì chồng tôi có đứng lên chia tài sản cho tôi, chồng tôi đã chia đôi số tài sản mà vợ chồng tôi đã có, trong lúc tôi bị suy sụp về tinh thần nên tôi không còn tỉnh táo để đòi hỏi quyền lợi cho con tôi. Vợ chồng tôi đã chung sống với nhau 26 năm và có 2 con trai, cháu lớn đã học song và trên 18 tuổi, còn chau bé đang học lớp 10, trước khi ly hôn cháu bé đã làm đơn ở với mẹ, còn cháu lớn bảo đi cả bố cả mẹ. Thế mà từ khi chia tay với tôi anh ta cũng bỏ luôn cả hai con và mang một nửa tài sản tổng giá trị khoảng 500 triệu đi theo vợ mới. Đến ngay mùng 7 tháng 3 năm 2016, cháu lớn đang đi làm nhiệm vụ không may bị tai nạn ngã từ cột điện xuống, cháu bị chấn thương tủy thế mà anh ta không quan tâm 1 chút nào tới cháu. Vậy tôi muốn đòi lại sự công bằng cho 2 con tôi được không ? Nếu muốn đòi được thì tôi phải làm gì? Vậy xin luật sư có thể tư vấn và gải đáp giúp tôi, Tôi xin chân thành cám ơn.
Trả lời tư vấn:
Chào chị! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của chị chúng tôi tư vấn như sau: Sau khi bố mẹ ly hôn, con dưới thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động có quyền được bố mẹ cấp dưỡng nhưng không được chia phần khi chia tài sản chung của bố mẹ. Để đòi được quyền lợi cho con, chị có thể kiện chồng lên Tòa án nhân dân quận/huyện nơi chồng chị cư trú để yêu cầu cấp dưỡng. Cụ thể về vấn đề cấp dưỡng, chị vui lòng tham khảo tại bài viết "Quy định về cấp dưỡng" đã đăng trên trang web Luật Minh Gia.
Ngoài ra, chị có thể tham khảo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của chị.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất