Quy định về xử phạt hành chính về hành vi gây mất trật tự công cộng
1. Tư vấn về việc xử phạt hành chính đối với hành vi gây mất trật tự công cộng.
Trật tự xã hội là khái niệm chỉ sự hoạt động ổn định hài hòa của các thành phần xã hội trong cơ cấu xã hội; trật tự xã hội nhằm duy trì sự phát triển xã hội và cơ chế bảo đảm tính trật tự xã hội là các thiết chế xã hội. Trật tự xã hội biểu hiện tính tổ chức của đời sống xã hội, tính chuẩn mực của các hành động xã hội. Hành vi gây mất trật tự xã hội là hành vi làm ảnh hưởng, đe dọa, hoặc làm phá vỡ sự tình trạng bình yên của xã hội. Như vậy nếu có hành vi làm mất trật tự xã hội xảy ra sẽ bị xử lý như thế nào. Nếu bạn đang gặp trường hợp này, đang cần tư vấn hỗ trợ, bạn hãy liên hệ đến Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung sau:
+ Vi phạm quy định về trật tự xã hội;
+ Mức xử phạt đối với người chưa thành niên khi vi phạm;
2. Vi phạm quy định về trât tự công cộng
Nội dung đề nghị tư vấn:
Thưa luật sư. Nhà tôi không phải khu dân cư. Ở Quận thốt nốt , Tp cần thơ. Chỉ cải vả qua lại ở trước cửa trong sân nhà. Có mấy người ở ngang lộ ra coi. Rồi công an tới. Bất vào lấy lời khai. Rồi nói chúng tôi gây rối làm mất trật tự nơi công cộng rồi bất đóng mỗi người 750.000 ngàn. Trong số đó có người chưa đủ 18 tuổi lại là chị em bà con trong gia đình cải vả qua lại. Lần đầu vi phạm và chưa có tiền án tiền sự nhân thân tốt. Thì nên phạt cảnh cáo chứ tại sao lại phạt hành chánh. Và cho tôi hỏi thêm là nếu công an kêu đóng phạt và tôi không đồng ý đóng phạt thì có bị tội gì thêm không. Tôi không đồng ý với mức phạt đó. Thì phải làm sao. Có thể gửi thư khiếu nại lại không hay có thể gửi thư xuống công an quận khiếu nại không? Thủ tục khiếu nại thế nào? Tôi xin cảm ơn
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi đề nghị tư vấn đến Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình có quy định:
Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;
c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;
d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao
thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;
đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;
g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;
h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác
Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính có quy định về nguyên tắc xử phạt đối vơi người chưa thành niên như sau:
3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.
Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay;
Theo đó, hành vi của bạn có thể xét vào hành vi tại điểm b, khoản 1 Điều 5 như trên. Công an phạt người thành niên và chưa thành niên với mức phạt như nhau là sai nguyên tắc. Bạn có thể xem thêm trong biên bản vi phạm hành chính, nếu công an phạt không đúng căn cứ bạn có thể khiếu nại quyết định này theo Luật Khiếu nại như sau:
Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Như vậy, nếu bạn không đồng ý với mức phạt này thì bạn có thể khiếu nại quyết định này lần đầu tới công an quận nơi ra quyết định xử phạt.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất