Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Quy định về tem, nhãn hàng hóa của hộ kinh doanh thế nào?

Thưa Luật sư! cô em hiện đang buôn bán túi xách tại chợ, hàng mua vào là lấy từ chợ hoặc cá nhân may nhỏ lẻ, không phải là công ty hay cơ sở thì cô em cần có chứng từ gì để xuất trình khi cơ quan chức năng nhà nước đến kiểm tra (ví dụ quản lý thị trường) không? Theo quy định mới, hàng phải có tem nhãn thể hiện nguồn gốc thì đối với hàng của cô em phải làm sao để chứng minh nguồn gốc và có tem nhãn như quy định.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Luật Minh Gia. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Thứ nhất, về vấn đề xuất trình chứng từ với cơ quan chức năng

- Cơ sở kinh doanh lưu thông hàng hóa sản xuất trong nước trên thị trường thì phải sử dụng hóa đơn chứng từ theo quy định tại Thông tư số 32/2007/TT/BTC của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành nghị định 89/2002 quy định về việc in ấn, phát hàng hóa đơn.

Để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp của hàng hóa  thì bạn phải thực hiện chứng minh nguồn gốc hàng hóa theo quy định của pháp luật, cụ thể các quy định như sau: Điều 12 Nghị định 19/2006/NĐ-CP quy định: 

Thứ hai, về việc chứng minh nguồn gốc hàng hóa

Để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp của hàng hóa  thì bạn phải thực hiện chứng minh nguồn gốc hàng hóa theo quy định của pháp luật, cụ thể các quy định như sau: Điều 12 Nghị định 19/2006/NĐ-CP quy định: 

"Điều 12. Cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất khẩu

1. Giấy chứng nhận xuất xứ do các tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cấp theo mẫu quy định.

2. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất khẩu phải nộp cho tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực về nội dung bộ hồ sơ đó.

3. Tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ, để xác định xuất xứ hàng hoá xuất khẩu và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trong trường hợp cần phải kiểm tra thực tế thì thời hạn cấp có thể kéo dài nhưng không quá 05 ngày làm việc.

4. Giấy chứng nhận xuất xứ sẽ không được cấp nếu hàng hoá xuất khẩu không đáp ứng được tiêu chí về xuất xứ quy định tại Nghị định này hoặc bộ hồ sơ đề nghị cấp không hợp lệ.

5. Trong trường hợp cơ quan Hải quan, cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu kiểm tra tính xác thực xuất xứ của hàng hoá, Tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ có trách nhiệm xác minh xuất xứ của hàng hoá này và thông báo lại cho cơ quan đã yêu cầu."

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và quy trình cấp cụ thể:

Giấy chứng nhận (GCN) xuất xứ hàng hóa (còn gọi là C/O): là văn bản do tổ chức thuộc quốc gia xuất khẩu hàng hoá cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá đó.

Cơ quan cấp GCN xuất xứ hàng hoá :

- Bộ Thương Mại

- Bộ Thương Mại có thể ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp VN và các tổ chức thực hiện việc cấp C/O thực hiện.

Trên thực tế, hiện nay Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) đang thực hiện việc cấp C/O cho các doanh nghiệp.
Cụ thể:  

Hồ sơ xin cấp C/O xuất khẩu gồm: Đơn đề nghị cấp C/O được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ;  Mẫu C/O đã được khai hoàn chỉnh;Vận tải đơn hoặc Chứng từ vận tải tương đương trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn; Hoá đơn thương mại; Tờ khai hải quan đã hoàn thành Thủ tục hải quan. Trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo Tờ khai hải quan sẽ không phải nộp Tờ khai hải quan;

Quy trình cấp C/O xuất khẩu 
Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O cho Bộ Thương Mại; trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, sẽ cấp C/O. Trường hợp cần phải kiểm tra thực tế thì 05 ngày làm việc;Hồ sơ cấp C/O được lưu trữ ít nhất 3 năm, kể từ ngày cấp hoặc xác nhận và được bảo mật; Nếu C/O bị sử dụng sai mục đích sẽ bị thu hồi.

Nếu vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa như trên thì bạn có thể bị phạt như sau theo quy định tại điều 21 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP:

Thứ ba, về việc chỉ ghi biên nhận

Theo hướng dẫn tại thông tư 129/2008/TT-BTC thì  cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hóa, cung ứng dịch vụ có giá trị thấp dưới mức quy định không phải lập hoá đơn, nếu người mua yêu cầu cung cấp hoá đơn thì phải lập hoá đơn theo quy định. Trường hợp không lập hoá đơn thì phải lập Bảng kê bán lẻ. Cơ sở kinh doanh căn cứ Bảng kê bán lẻ để lập hoá đơn làm căn cứ tính thuế vào cuối ngày. 

Theo hướng dẫn của thông tư 153/2010/TT-BTC :"Bán hàng hoá, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hoá, dịch vụ, giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày

Như vậy, với những mức thanh toán khác nhau, tùy thuộc khách hàng có yêu cầu hoặc như luật định mà bạn phải xuất hóa đơn hay không.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo