Vấn đề sinh con thứ ba được pháp luật quy định thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tư vấn quy định về vấn đề sinh con thứ ba
Trả lời:
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với trường hợp trên chúng tôi tư vấn như sau:
Khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số năm 2003 quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Theo đó, mỗi cặp vợ chồng, cá nhân chỉ được phép sinh một hoặc hai con trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định.
Luật sư tư vấn trường hợp được sinh con thứ 3, gọi:
Trường hợp đặc biệt này được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7 Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số và Điều 1 Nghị định số 18/2011/NĐ-CP ngày 17/3/2011 của Chính phủ sửa đổi khoản 6 Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số về những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con. Cụ thể là các trường hợp sau:
“1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);
b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.”
7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh”
Như vậy trường hợp của bạn thuộc trường hợp thứ 6 (sinh một con hoặc hai con nếu một trong hai người đã có con riêng) nếu vợ chồng bạn muốn sinh thêm một cháu nữa thì không vi phạm quy định quy định của pháp luật.
---
2. Tư vấn về xử lý đối với việc sinh con thứ ba
Hỏi:
Chào luật sư, Hiện nay tôi đang là giáo viên. vợ tôi đã sinh được 2 đứa con gái, và bị nhỡ kế hoạch nên đã sinh thêm 1 người nữa. Vậy tôi có bị kỉ luật và bị xử kí như thế nào? Cảm ơn luật sư.
Trả lời:
Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của anh, chúng tôi tư vấn như sau (thời điểm hỏi và tư vấn: Tháng 9/2015)
Thứ nhất, theo Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số 2003:
Điều 2. Những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con (đã trích dẫn tại phần tư vấn trên)
Anh có thể đối chiếu với trường hợp của gia đình để xác định có vi phạm pháp luật hay không.
Thứ hai, về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức: Thì việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức sẽ được thực hiện tùy vào hành vi, mức độ vi phạm pháp luật và vi phạm kỷ luật của cơ quan nơi anh làm việc.
Nếu anh làm việc theo hợp đồng lao động, thì việc xử lý nếu anh vi phạm những thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Trường hợp anh cam kết không sinh con thứ ba, thì khi vi phạm, anh có thể chịu trách nhiệm khi vi phạm thỏa thuận, tùy vào thỏa thuận về hình thức xử lý vi phạm.
Trên đây là nội dung tư vấn về: Quy định về sinh con thứ ba. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn hôn nhân gia đình trực tuyến để được giải đáp.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất