Quy định về quyền nuôi con khi ly hôn
Mục lục bài viết
Tư vấn: Quyền nuôi con khi giải quyết ly hôn theo quy định pháp luật
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
- Thứ nhất về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
Theo quy định tại Luật hôn nhân gia định 2014 có quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:
Căn cứ theo quy định trên, gia đình bạn hiện tại đang có 2 cháu trai trong đó có một cháu 2 tháng tuổi, như vậy trong trường hợp này bạn không có quyền yêu cầu ly hôn. Sau khi cháu thứ hai được đủ 12 tháng tuổi, thì khi đó bạn mới có quyền yêu cầu ly hôn.
>> Tư vấn quy định về ly hôn và quyền nuôi con, gọi: 1900.6169
Trong trường hợp vợ chồng bạn muốn ly hôn vào thời điểm này thì vợ bạn phải là người yêu cầu ly hôn.
- Thứ hai về việc quyền nuôi con khi ly hôn
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định tại điều Luật hôn nhân gia đình như sau:
"Xem trích dẫn quy định về quyền nuôi con"
Do cả hai con trai của bạn đều dưới 36 tháng tuổi do đó khi ly hôn Tòa án sẽ ưu tiên giao con cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng trừ một trong hai trường hợp sau:
- Hai vợ chồng bạn có thỏa thuận về quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con cái dựa trên lợi ích phù hợp với các con. Nếu hai vợ chồng có thỏa thuận về quyền nuôi con thì Tòa án sẽ xem xét thỏa thuận này.
- Vợ của bạn không đủ điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái. Khi đó, Tòa án sẽ xem xét các điều kiện thực tế về nuôi dưỡng, chăm sóc, giao dục con cái để quyết định việc giao con cho bên nào nuôi dưỡng.
---
Hỏi về quyền nuôi con và phân chia tài sản sau khi ly hôn
Câu hỏi:
Tôi và chồng cưới nhau được 1 năm nay. Sau khi cưới xong tôi có xin gia đình chồng về bên mẹ đẻ để làm ăn, thỉnh thoảng lại về thăm nhà và gia đình chồng đồng ý. Thời điểm gần nhất tôi về thăm nhà chồng là hết tháng 5 thì tôi lại lên trên mẹ để. Ngày 2/6 tháng sau tôi đi khám và biết mình có thai và bảo cho gia đình chồng biết.
Nhưng đến khi lên thăm tôi vợ chồng tôi có xảy ra xích mích. A đòi ly dị tôi và nghi ngờ cái thai trong bụng tôi không phải của anh và nói sau này đẻ ra nếu xét nghiệm đúng là con của anh sẻ nhận. Tôi rất bức xúc vì điều đó nên đã chấp nhận ly hôn và không muốn anh ta nhận con nữa. Tôi muốn được giữ quyền nuôi con có được không. Tôi cũng không muốn a ta phải chịu trách nhiệm gì hết nhưng tôi muốn anh ta bồi thường danh dự cho tôi vì đã nghi ngờ và xúc phạm nhân phẩm của tôi mà không có bằng chứng có được không?
Tài sản chung của hai vợ chồng không có gì chỉ có 11 chỉ vàng mà hai bên gia đình cho hôm cưới. Vậy có phải chia đôi không vì anh đã lấy 5 chỉ rồi. Tôi xin luật sư giúp tôi.
Trả lời:
Chào chị, trường hợp của chị chúng tôi tư vấn như sau:
- Quy định về quyền yêu cầu ly hôn
Căn cứ theo Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể như sau:
"Xem trích dẫn quy định về quyền yêu cầu ly hôn"
Như vậy, theo quy định trên, vì chị đang có thai nên quyền yêu cầu ly hôn của chồng bị hạn chế và chỉ chị có quyền yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên, trong trường hợp này chị cũng đồng ý ly hôn nên yêu cầu ly hôn sẽ được chấp nhận giải quyết.
- Quy định về quyền nuôi con sau khi ly hôn
Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Theo quy định trên, khi ly hôn, vợ chồng chị có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con. Trong trường hợp vợ chồng chị không thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con thì theo quy định của pháp luật, quyền nuôi người con mà chị đang mang thai sẽ đương nhiên thuộc về chị (trừ trường hợp chị không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con).
- Việc phân chia tài sản sau khi ly hôn
Nguyên tắc phân chia tài sản sau khi ly hôn được thực hiện theo Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
"Xem trích dẫn quy định về nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn"
Như vậy, sau khi ly hôn, tài sản riêng của chị vẫn thuộc về chị, còn tài sản chung sẽ được phân chia theo thỏa thuận giữa chị và chồng của chị. Nếu chị và chồng của chị không thể thỏa thuận được thì tài sản chung sẽ được phân chia theo quyết định của Tòa án căn cứ vào các yếu tố cơ bản như:
- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Về bồi thường danh dự, nhân phẩm giữa vợ chồng
Đối với vấn đề yêu cầu chồng chị bồi thường thiệt hại cho chị do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Theo quy định của Bộ luật dân sự để được bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại thì cần phải có đủ đồng thời các yếu tố như:
- Phải có thiệt hại xảy ra;
- Phải có hành vi trái pháp luật;
- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật;
- Phải có lỗi cố ý hoặc vô ý của người gây thiệt hại.
Trong trường hợp của chị, việc chồng chị nghi ngờ người con trong bụng chị không phải là con của anh ấy không gây ra thiệt hại gì cho chị và việc nghi ngờ đó cũng không trái với quy định của pháp luật. Do đó, chị không thể yêu cầu chồng chị bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại được.
Trân trọng.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất