Quy định về Đảng viên sinh con thứ ba như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hỏi tư vấn quy định pháp luật về sinh con thứ 3
Bạn biết đấy, không phải tất cả những trường hợp sinh con thứ 3 đều vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, tuy nhiên những trường hợp nào được coi là vi phạm, mức xử phạt thế nào về mặt hành chính, xử lý kỹ luật đối với đảng viên thế nào và nhiều vấn đề khác liên quan thì cần đối chiếu quy định pháp luật với trường hợp thực tế để có câu trả lời đúng nhất.
Nếu bạn không có thời gian tìm hiểu và muốn đảm bảo đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người thân, gia đình mình thì lời khuyên cho bạn là nên hỏi ý kiến tư vấn của luật sư để Luật Minh Gia tư vấn, giải đáp cho bạn.
Trong trường hợp việc tư vấn qua điện thoại chưa thỏa mãn, bạn có thể tham khảo thêm tình huống sau đây:
2. Luật sư tư vấn quy định về đảng viên sinh con thứ 3
Nội dung hỏi: Chào luật sư! Tôi nghe nói có nghị định mới cho phép đảng viên được sinh con thứ 3. Vậy xin hỏi luật sư là có đúng không và cụ thể là nghị định nào, quy định thế nào mong luật sư tư vấn. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi đề nghị tư vấn đến Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Trước đây, việc Đảng viên sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng. Điều này được quy định trong Nghị định 114/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em.
Tuy nhiên, Nghị định này đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Theo Nghị định mới này thì không đề cập đến vấn đề Đảng viên sinh con thứ ba. Vì vậy, theo chúng tôi thì việc sinh con thứ ba của Đảng viên vẫn phải tuân theo quy định của Đảng.
Quy định về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm
Theo quy định tại khoản 1 Điều Điều 27 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 quy định xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm thì:
1 - Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
…
3 - Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên hoặc vi phạm trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định.
Trường hợp không vi phạm chính sách dân số và KHHGĐ
Trong Hướng dẫn số 09-HD/UBKTTW quy định về những trường hợp không vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình như sau:
- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
- Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
- Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
- Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
- Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
+ Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ).
+ Sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
- Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh".
- Sinh con thứ ba trở lên trước ngày 19-01-1989 (ngày có hiệu lực thi hành Quyết định số 162-HĐBT, ngày 18-10-1988 của Hội đồng Bộ trưởng “Về một số chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình”).
Nếu bạn thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì bạn sẽ được phép sinh con thứ ba mà không vi phạm. Còn nếu bạn không thuộc những trường hợp nêu trên mà vẫn sinh con thứ ba thì sẽ chịu phạt theo Quy định 102-QĐ/TW năm 2017.
3 - Sinh con thứ 3 có bị bãi nhiệm tư cách đại biểu HĐND?
Hỏi: Tôi xin nhờ luật sư tư vấn giúp tôi tình huống giả định như sau: Giả sử tôi là đại biểu HĐND cấp xã được nhận dân tín nhiệm bầu chứ không phải là công chức nhà nước. Tôi đã có 2 con. Sắp tới vợ tôi sẽ sinh con thứ ba, hiện đang mang thai. Thường trực HĐND có gặp tôi vận động tự rút đại biểu HĐND và nói nếu không rút thì cũng sẽ họp bãi nhiệm tư cách đại biểu HĐND sau khi vợ sinh con thứ ba. Tuy nhiên tôi không tự rút vì tôi thấy hiện tại có đại biểu HĐND xã tôi sinh con thứ ba nhưng sinh trước khi bầu cử 3 năm ( sinh năm 2013). Tôi có nêu trường hợp này thì được trả lời là vì họ sinh trước bầu cử. Vậy nhờ luật sư tư vấn tôi có bị bãi nhiệm không, căn cứ nào để bãi nhiệm. Trường hợp đồng chí đã sinh ba con kia vẫn được làm đại biểu HĐND có đúng quy định không. Tôi vô cùng cảm ơn sự tư vấn của luật sư.
Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn cụ thể như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 về Tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân:
"1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm".
Theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì không có quy định xử phạt hành chính về việc sinh con thứ 3. Do đó, việc sinh con thứ 3 không phải là hành vi vi phạm pháp luật nên không ảnh hưởng đến việc tham gia ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 102 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 có quy định về việc bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân:
"1. Đại biểu Hội đồng nhân dân không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân thì bị Hội đồng nhân dân hoặc cử tri bãi nhiệm.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định việc đưa ra Hội đồng nhân dân bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp đưa ra để cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân.
3. Trong trường hợp Hội đồng nhân dân bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân thì việc bãi nhiệm phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.
4. Trong trường hợp cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân thì việc bãi nhiệm được tiến hành theo trình tự do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định".
Như vậy, trong trường hợp đại biểu HĐND không còn được tín nhiệm của Nhân dân thì có thể bị bãi nhiệm. Thường trực Hội đồng nhân dân có thể ra ra Hội đồng nhân dân bãi nhiệm đại biểu HĐND hoặc theo đề nghị của UBMTTQ Việt Nam cùng cấp đưa ra để cử tri bãi nhiệm đại biểu HĐND. Việc bãi nhiệm đại biểu HĐND có thể được thông qua nếu ít nhất 2/3 tổng số đại biểu HĐND biểu quyết tán thành.
Trên đây là nội dung tư vấn về: Quy định về Đảng viên sinh con thứ ba như thế nào? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất