Phòng vệ chính đáng làm chết người bị xử lý thế nào?
Mục lục bài viết
1. Phòng vệ chính đáng là gì?
Căn cứ Khoản 1 Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Vào theo Khoản 1 Điều 22 này quy định phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Theo đó, hành vi chống trả của người phòng vệ phải nhằm vào người đang có hành vi xâm phạm đến quyền hoặc lợi ích chính đáng của cá nhân hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức. Mặc dù sự chống trả đều có thể gây thiệt hịa nhất định cho người có hành vi xâm phạm nhưng nếu không thực hiện chống trả thì sẽ không ngăn chặn kịp thời được hành vi xâm phạm, hay ngăn ngừa hoặc hạn chế thiết hại mà hành vi xâm phạm đó có thể gây ra. Do vậy, nếu hành vi chống trả của bạn là cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm phạm thì sẽ là phòng vệ chính đáng mà không bị coi là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là gì?
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Và với hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nên vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là tội phạm.
Đây là trường hợp người phòng vệ đã dùng những phương tiện và phương pháp gây thiệt hại quá đáng cho người xâm hại mà tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại cũng như hoàn cảnh cụ thể chưa đòi hỏi phải dùng các phương tiện và phương pháp đó.
Tuy nhiên, Điều 51 BLHS 2015 coi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự vì dù gì thì nó cũng xuất phát từ hành vi phòng vệ chính đáng.
3. Giải đáp tình huống phòng vệ chính đáng làm chết người
Xin chào luật sư Tôi có câu chuyện về vấn đề phòng vệ chính đáng dẫn đến hậu quả chết người mong được luật sư tư vấn giúp ạ.bạn tôi đi làm về (đi xe máy) khoảng 22h đêm, đi đến giữa cầu bị 2 thanh niên bịt khẩu trang chạy tới áp sát chấn lột tiền và xe máy, trong lúc 1 tên ngồi xe máy sẵn, tên kia tới gần kề dao vào cổ bạn tôi nhằm lấy ví, điện thoai và xe máy.
Bạn tôi làm rớt con dao và 2 bên vật lộn nhau... rối kẻ cướp bị rớt xuống sông và chết đuối. tên còn lại thì bỏ chạy. Xin hỏi luật sư trong trường hợp trên nan nhân là bạn tôi đã vô tình giết chết kẻ cướp hung hãn chỉ vì tự vệ và bảo về tài sản, thì bạn tôi có bị kết tội giết người hay bị luận tội như thế nào. Xin cảm ơn luật sư.
Trả lời tư vấn:
Trường hợp 1: Phòng vệ chính đáng
Nếu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thể hiện hành vi làm tên cướp rơi xuống sông của người bạn đó là hành vi chống trả một cách cần thiết để ngăn chặn tên cướp xâm phạm đến sức khoẻ, tính mạng, tài sản bạn của bạn thì trong trường hợp này bạn của bạn sẽ được xác định là phòng vệ chính đáng.
Theo quy định tại điều 22 Bộ luật hình sự đã nêu ở trên thì phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. Do đó, trong trường hợp này bạn của bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp 2: Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đánh
Trong trường hợp hành vi bạn của bạn được xác định là chống trả là quá mức cần thiết không phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm mà tên cướp gây ra đối với người bạn đó thì khi đó người bạn của bạn sẽ bị truy cứu về tội “Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội” được quy định tại điều 126 Bộ luật hình sự.
“Điều 126. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
...”
Theo đó, nếu thuộc trường hợp này thì bạn của bạn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Trường hợp 2: Tội vô ý giết người
Theo thông tin mà bạn cung cấp thì có thể thấy người bạn của bạn không có chủ đích giết tên cướp, không mong muốn tên cướp bị chết. Tuy nhiên trong quá trình vật lộn với tên cướp người bạn đó đã vô tình đẩy tên cướp xuống sông. Hậu quả là tên cướp bị chết đuối. Trong trường hợp này, bạn của bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người được quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, cụ thể như sau:
“Điều 128. Tội vô ý làm chết người
1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
…”
Ngoài việc bị xử lý theo một trong các trường hợp nêu trên thì bạn của bạn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng được quy định tại điều 132 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể:
“Điều 132. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
...”
Nếu trong khi vật lộn với người kia dẫn đến anh ta ngã xuống sông, cần xét đến vấn đề bạn có đủ điều kiện để cứu giúp hay không. Nếu như có đủ các điều kiện để cứu giúp người này khỏi nguy cơ bị ngã xuống sông mà chết đuối nhưng bạn vẫn không thực hiện các biện pháp cứu giúp, thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm Hình sự với tội danh không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Như vậy, với thông tin cung cấp thì chưa đủ để xác định tội danh một cách cụ thể và chính xác. Để có thể trả lời cho câu hỏi liệu bạn sẽ bị định tội danh gì trong trường hợp này cần phải xem xét kỹ hơn những vấn đề về hành vi phạm tội, điều kiện, hoàn cảnh trong lúc xảy ra xô xát.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất