Công ty cổ phần là gì? Ưu nhược điểm của công ty cổ phần?
Mục lục bài viết
1. Luật sư tư vấn về công ty cổ phần
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản pháp luật hướng dẫn có liên quan thì hiện nay nước ta đang tồn tại rất nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau như công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh… Mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm khác nhau. Theo đó công ty cổ phần là một mô hình kinh doanh điển hình vê loại công ty đối vốn, mà ở đó các cổ đông góp vốn bằng các mua cổ phần để trở thành đồng sở hữu của công ty. Công ty cổ phần là hình thức tổ chức kinh doanh có khả năngg huy động một số lượng vốn lớn trong các tầng lớp dân cư, có thể coi là lớn nhất trong các loại hình doanh nghiệp hiện nay.
Để hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức, đặc điểm hoạt động của công ty cổ phần thì bạn phải nắm rõ các quy định của Luật doanh nghiệp. Trường hợp bạn đang gặp vướng mắc và không biết nên lựa chọn mô hình doanh nghiệp nào thì bạn có thể liên hệ đến Luật Minh Gia để được chúng tôi hỗ trợ.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo nội dung mà Luật Minh Gia phân tích quy định pháp luật về công ty cổ phần, ưu điểm, nhược điểm của công ty cổ phần, cấu trúc của công ty cổ phần dưới đây để tìm hiểu và trang bị thêm kiến thức.
2. Công ty cổ phần là gì?
2.1 Định nghĩa công ty cổ phần
Công ty cổ phần Là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật doanh nghiệp 2020.
2.2 Khái quát về công ty cổ phần
- Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần. Công ty được phát hành cổ phần huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế. Các cá nhân hay tổ chức nắm giữ quyền sở hữu hợp pháp cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông được quyền tham gia quản lý, kiểm soát, điều hành công ty thông qua việc bầu cử và ứng cử vào các vị trí quản lý trong công ty. Ngoài ra, cổ đông còn được quyền hưởng các khoản lợi nhuận do công ty tạo ra cũng như chịu lỗ tương ứng với mức độ góp vốn.
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết;
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư và có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
- Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc). Đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát.
>> Tư vấn quy định về công ty cổ phần
3. Ưu điểm, nhược điểm của công ty cổ phần
3.1 Một số đặc điểm của công ty cổ phần
a/ Vốn điều lệ: được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần (Công ty cổ phần có cổ phần phổ thông và có thể có cổ phần ưu đãi). Cổ phần ưu đãi gồm các loại như cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
b/ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
c/ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp (Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác; Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ phần sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông sau 3 năm mọi hạn chế đối với cổ đông sáng lập bị bãi bỏ).
d/ Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
e/ Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3.2 Ưu điểm của công ty cổ phần
- Chế độ trách nhiệm của Công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao;
- Khả năng hoạt động của Công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề (thực tế hiện nay thì ưu điểm này không phải là tuyệt đối vì các loại hình công ty đều có quyền kinh doanh ngành nghề, lĩnh vực gần như nhau, thậm chí công ty TNHH còn có nhiều lợi thế hơn trong việc kinh doanh các ngành nghề có tính chất đối nhân - không đối vốn như dịch vụ kế toán, tư vấn Luật ...).
- Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty;
- Khả năng huy động vốn của Công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần;
- Việc chuyển nhượng cổ phần trong Công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của Công ty cổ phần (đối với công ty Đại chúng, công ty niêm yết trên Sàn chứng khoán thì chỉ có công ty cổ phần mới có quyền này).
3.3 Nhược điểm của công ty cổ phần
Bên cạnh những lợi thế nêu trên, loại hình công ty cổ phần cũng có những hạn chế nhất định như:
- Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích;
- Việc thành lập và quản lý Công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.
4. Cấu trúc vốn của công ty cổ phần
Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn. Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần về bộ máy quản lý, những vấn đề quản lý nội bộ, quyền và nghĩa vụ của các cổ đông được giải quyết chủ yếu dựa trên nguyên tắc đối vốn (nghĩa là dựa trên giá trị cổ phần mà các cổ đông nắm giữ).
Mặt khác với cấu trúc vốn linh hoạt, khả năng chuyển cổ phần dễ dàng trên thị trường làm cho công ty cổ phần có phạm vi, quy mô kinh doanh, số lượng cổ đông đông đảo. Khi tham gia vào công ty cổ phần các cổ đông không quan tâm đến nhân thân của nhau mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp. Cổ phần của công ty gồm: cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi.
Sự đa dạng hóa các loại cổ phần với các quyền và mức độ khác nhau cho phép công ty cổ phần tạo lập được cấu trúc vốn linh hoạt phù hợp với khả năng, yêu cầu phát triển cũng như yêu cầu quản lý công ty.
Với tính chất đa sở hữu, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, cơ chế quản lý trong CTCP dựa trên sức mạnh kinh tế của các nhóm sở hữu trong công ty. Trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong công ty có sự phân chia quyền lực rõ ràng giữa các bộ phận. Sự phân chia quyền lực này trước hết phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp của các cổ đông, nhằm đảm bảo một cơ cấu tổ chức quản lý chặt chẽ, bảo vệ đến mức tối đa quyền lợi của các cổ đông. Về cơ bản, bộ máy quản lý của doanh nghiệp đối vốn có sự phân chia quyền lực và cơ cấu hoàn chỉnh, rõ ràng hơn so với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh. CTCP là một trong những loại hình doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức chặt chẽ nhất và hoàn thiện nhất, có sự phân chia quyền lực rõ ràng nhất đồng thời cơ cấu tổ chức này chịu sự chi phối quyết định của cấu trúc vốn.
5. Dịch vụ luật sư Luật Minh Gia về công ty cổ phần
- Tư vấn, hướng dẫn các quy định pháp luật liên quan đến Doanh nghiệp, Kinh doanh - Thương mại…
- Tư vấn cơ cấu tổ chức và xây dựng hồ sơ nội bộ doanh nghiệp (Xây dựng quy chế, Nội quy doanh nghiệp, Quản trị nội bộ, Tiền lương, Sổ cổ đông, Sổ thành viên, Điều lệ, Hợp đồng lao động …);
- Tư vấn quy định pháp luật Doanh nghiệp và thủ tục thành lập doanh nghiệp; Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh; Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chia tách, sáp nhập, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; Tư vấn tạm ngừng hoạt động kinh doanh, giải thể doanh nghiệp:
- Tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp: Cung cấp văn bản pháp luật liên quan đến doanh nghiệp, Review hợp đồng, tư vấn pháp luật về Lao động, bảo hiểm, tiền lương, tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến quá trình, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.
- Tư vấn quy định pháp luật và cung cấp các dịch vụ tư vấn có liên quan đến quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước bao gồm giải quyết các vấn đề về lao động, tài chính, điều lệ công ty cổ phần và các trình tự thực hiện cổ phần hoá;
- Tư vấn và hướng dẫn tổ chức cuộc họp hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên…;
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất