Phân chia quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn
Hơn nữa vì bố của con em còn thường xuyên sử dụng chất cấm là ma tuý dạo gần đây hai vợ chồng trở nên bất hòa vì anh ấy có những biểu hiện lạ về tâm lý , hay cáu gắt với mọi người và thường thể hiện những hành động khó hiểu .E sợ những hành động đó sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé .Vậy xin ad cho e lời khuyên với ạ .Em cảm ơn.
Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:
>> Giành quyền nuôi con khi ly hôn
Như vậy, khi ly hôn, hai vợ chồng không thể tự thỏa thuận về vấn đề nuôi con thì sẽ giải quyêt theo quy định của pháp luật. Với con dưới 36 tháng tuổi, giao cho mẹ nuôi trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng con. Con từ đủ 36 tháng đến dưới 07 tuổi xem xét điều kiện của bố và mẹ, con từ đủ 07 tuổi trở lên phải xem xét nguyện vọng của con.
Con chị hiện nay mới được 03 tháng tuổi nên sẽ ưu tiên giao cho mẹ nuôi. Việc con trong hộ khẩu của bố hay mẹ không ảnh hưởng đến việc ai có quyền nuôi con. Nếu sau này con trên 36 tháng tuôi, bố muốn giành quyền nuôi con thì lúc đó hai vợ chồng bạn phải chứng minh điều kiện về vật chất và tinh thần của hai bên, xem ai là người có khả năng tạo điều kiện tốt nhất cho cuộc sống của con. Nếu bạn có căn cứ chứng minh chồng bạn có thực hiện các hành vi tệ nạn xã hội, ảnh hưởng xấu đến sư phát triển của con thì bạn có thể cung cấp chứng cứ để chứng minh chồng bạn không đủ tư cách đạo đức để nuôi con.
=================
Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ hai - Quyền nuôi con khi con dưới 36 tháng tuổi
Em và người yêu lỡ có bầu trước hôn nhân. Sau khi sinh bé, e và người yêu đã đi đăng ký kết hôn. Nhưng chúng em không còn tình cảm với nhau. Để được khai sinh cho con theo họ e. E đã làm 1 giấy cam kết ko giành quyền nuôi con sau ly hôn. Nhưng bây giờ e muốn giành lại quyền nuôi con thì e phải làm sao. Em hiện tại đang làm nhân viên kinh doanh xe tải hyundai. Lương cơ bản và doạn thu 1 tháng trung bình e được khoảng 10tr. Gia đình em có 3 chị gái thì 2 chị làm giáo viên. 1 chị làm ngân hàng. Các chị đều có gđ. Gđ em trước giờ rất nề nếp. Người yêu của em hiện tại đang bảo lưu học để chăm con. Hiện là sinh viên không có thu nhập gì hết. Gia đình cũng không có điều kiện. Tất cả có 6 chị em đều ở chung 1 nhà trọ. Nhà có ba là thương bình bị mù. Hiện mất khả năng lao động và nằm 1 chỗ. Chỉ có lương hưu khoảng 6tr. Nhà rất hẹp. Em không muốn ly hôn vì con em còn nhỏ quá. Cháu mới được 3 tháng tuổi. Nhưng vợ em lại nói dối em để đi gặp ng khác. E có đủ chứng cứ tin nhắn. Liệu em có giành được quyền nuôi con không thưa luật sư?
Trả lời tư vấn: Chào bạn, Theo thông tin bạn cung cấp, con bạn hiện nay mới được 03 tháng tuổi, bạn không thể thực hiện thủ tục ly hôn với vợ trong trường hợp này, trừ trường hợp vợ bạn muốn đơn phương ly hôn với bạn. Theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014, con dưới 36 tháng tuổi giao cho mẹ nuôi, trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, nếu vợ bạn muốn ly hôn với bạn, bạn muốn giành quyền nuôi con, bạn phải đưa ra căn cứ chứng minh vợ bạn không đủ điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng con như: không có thu nhập, gia đình bên ngoại không có điều kiện hỗ trợ vợ chăm sóc con... Nếu không chứng minh được thì vợ bạn có quyền nuôi con, khi con trên 36 tháng tuổi, bạn có thể gửi đơn xin thay đổi quyền nuôi con và đưa ra các căn cứ chứng minh điều kiện vật chất và tinh thần của ban tối hơn vợ bạn.
===============
Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ ba - Đơn phương ly hôn, quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con
Tôi lấy chồng được 8 năm, chúng tôi đã có chung một cháu trai 7 tuổi. Nay Chồng tôi lại muốn ly dị, xin hỏi luật sư: Hiện tại tôi chưa có công việc ổn định vậy tôi có dược quyền nuôi con không ? Xin trình bày thêm chút về hoàn cảnh: Trước khi chúng tôi kết hôn, chồng tôi đã từng có một đời vợ, 2 người đã có 2 mặt con. Khi ly hôn, chồng tôi nuôi cháu trai năm nay cháu đã 17 tuổi, nay kết hôn với tôi có thêm 1 cháu trai nữa. Vậy xin hỏi luật sư:
1. Tôi có được quyền nuôi con mình hay không?
2. Tiền cấp dưỡng cho cháu phải chu cấp được tính như thế nào (xin nói thêm chồng tôi hiện nay đang là thượng tá phó phòng trong lực lượng vũ trang)
3. Nếu tôi không muốn ký đơn ly dị thì chồng tôi có đơn phương ly dị được không?
4. Không ly hôn thì tôi có quyền yêu cầu cấp dưỡng không? Và khiếu nại đến đâu?
Xin luật sư tư vấn giúp. Tôi xin trân thành cảm ơn.
Trả lời tư vấn: Chào chị! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi đluề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với yêu cầu hỗ trợ của chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một số bài viết cụ thể sau đây:
1. Giành quyền nuôi con? Đôi khi chỉ cần ý kiến của con là đủ
2. Mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn là bao nhiêu?
3. Quyền đơn phương ly hôn và quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
4. Điều 110 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: "Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con." Như vậy nếu hai vợ chồng không ly hôn mà vẫn sống chung với con và không có ai vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con thì không đặt ra nghĩa vụ cấp dưỡng.
==============
Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ tư - Căn cứ để giành quyền nuôi cả hai con khi ly hôn
Chào luật sư! Tôi tên hương sinh năm 1995 và chồng tôi tên thắng sinh năm 1985.2 vợ chồng tôi kết hôn được 5 năm và có với nhau 2 đứa con 1 bé tên Vy được 5 tuổi và 1 bé tên Khánh được 3 tuổi. Năm bé Vy được 3 tuổi thì bố mẹ đẻ tôi có đón cháu về nuôi vì lúc đó cuộc sống vợ chồng tôi khá khó khăn, còn bé Khánh vẫn ở với vợ chồng chúng tôi. Cuộc sống của vợ chồng chúng tôi xảy ra nhiều mâu thuẫn và giờ chúng tôi muốn ly hôn. Nhưng tôi muốn nuôi cả 2 đứa liệu có được k vậy.
Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
>> Quyền nuôi cả hai con sau khi ly hôn
>> Căn cứ để giành quyền nuôi cả hai con khi ly hôn
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất