LS Nguyễn Phương Lan

Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có phải thông báo gia đình không?

Luật sư tư vấn về việc phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà không có thông báo tới gia đình. Nội dung tư vấn như sau:


Nội dung câu hỏi: Thưa luật sư ! Tôi muốn hỏi trường hơp của anh tôi như sau:

  Tôi có ông anh bị kết tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản giá trị 5000000. Đã đưa ra xét xử nhưng chủ tọa tuyên trả hồ sơ điều tra bổ sung nhưng gia đình không hay biết việc xét xử cũng như bất cứ việc gì vậy thưa luật sư cho gia đình tôi hỏi làm như vậy đúng không? gia đình tôi có quyền được biết không? Quy định về việc xét xử vụ án hình sự của anh tôi thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có phải thông báo gia đình không?

 

Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà không có thông báo tới gia đình

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cần tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, về việc được biết việc xét xử của gia đình anh

 

Theo quy định của Luật tố tụng hình sự 2015 thì tại Điều 183 quy định về triệu tập bị can như sau:

 

“1. Khi triệu tập bị can, Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập. Giấy triệu tập bị can ghi rõ họ tên, chỗ ở của bị can; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt, thời gian làm việc, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

 

2. Giấy triệu tập bị can được gửi cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc, học tập. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho bị can.

…”

 

Và tại Điều 1287 cũng quy định căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, yêu cầu của Kiểm sát viên, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa.

 

Trong trường hợp của anh, nếu như người nhà anh không thuộc diện cần xét hỏi thì họ cũng không được triệu tập, mà tội của anh trai anh là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà khi xét xử nhà anh không có thông báo thì chứng tỏ gia đình anh không thuộc diện những người Toà án phải triệu tập.

 

Ngoài ra thì anh trai anh đã bị kết tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với giá trị 5000000 và Toà án đã đưa vụ án ra xét xử mà không thông báo cho người nhà anh thì có thể thấy xét về yếu tổ chủ thể thì anh trai anh đã đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự mà không cần người đại diện hay người giám hộ trong gia đình anh. Vậy nên, Tòa án chỉ cần có giấy triệu tập anh trai anh.

 

Vì vậy, trong vụ án trên thì Toà án chỉ có nghĩa vụ thông báo giấy triệu tập cho bị can (tức anh trai anh) mà không có nghĩa vụ phải thông báo cho gia đình anh về việc xét xử trên; tuy nhiên, gia đình anh vẫn có quyền được biết từ người anh đó và có thể tham gia phiên toà.

 

Thứ hai, quy định về việc xét xử vụ án hình sự thì vụ án trên đã trong quá trình xét xử nhưng chủ toà tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì hết thời hạn bổ sung hồ sơ này sẽ được tiếp tục xét xử.

 

Tại Khoản Điều 174 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại như sau: “2. Trường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 02 tháng; nếu do Tòa án trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 01 tháng. Viện kiểm sát chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hai lần. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần và Hội đồng xét xử chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần.

 

Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra bổ sung.”

 

Và còn việc quy định pháp luật về vụ án của anh trai anh thì cần xem xét trong việc điều tra bổ sung của cơ quan tiến hành tố tụng xem có tình tiết mới hay sai phạm gì không thì mới có căn cứ để xác định được cách xử lý vụ án.

 

Trân trọng.
Luật gia Phương Lan - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo