Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Nơi cư trú của công dân theo quy định pháp luật

Xác định nơi cư trú của một người như thế nào? Việc xác định nơi cư trú của cá nhân có ý nghĩa ra sao? Bạn có thể tham khảo bài viết sau đây của Luật Minh Gia:

1. Luật sư tư vấn Luật Cư trú

Việc xác định nơi cư trú của cá nhân không chỉ có ý nghĩa xác định nơi cá nhân sinh sống, thực hiện các hoạt động xã hội mà còn là nơi cá nhân thực hiện, xác lập và chịu ràng buộc về quyền và nghĩa vụ pháp lý. Xác định nơi cư trú của cá nhân giúp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý về cư trú thực hiện các hoạt động quản lý Nhà nước, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, kiểm soát các hành vi phạm tội trên từng địa bàn cụ thể.

Do đó, nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề cư trú, bạn hãy tham khảo các quy định của pháp luật hoặc tham khảo ý kiến luật sư chuyên môn.

Trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu bạn có thể tham khảo bài viết sau đây của công ty Luật Minh Gia. Tuy nhiên, bài viết được soạn thảo dựa trên các quy định của pháp luật nên nếu phát sinh vấn đề chưa rõ, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

2. Nơi cư trú của công dân

Nơi cư trú của công dân hướng dẫn và quy định chi tiết tại Nghị định số 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành luật cư trú, nội dung như sau:

Nơi cư trú của công dân

1. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.

Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố.

quy-dinh-ve-noi-cu-tru-cua-cong-dan-jpg-05072014115900-U1.jpg

Nơi cư trú của công dân theo quy định pháp luật

2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại Khoản 1 Điều này, thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn.

3. Chỗ ở hợp pháp bao gồm:

a) Nhà ở;

b) Tàu, thuyền, phương tiện khác nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân;

c) Nhà khác không thuộc Điểm a, Điểm b Khoản này nhưng được sử dụng nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

4. Không đăng ký thường trú khi công dân chuyển đến chỗ ở mới, thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn chiếm mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng;

b) Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn chiếm trái phép;

c) Chỗ ở đã có phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp những người có quan hệ là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con chuyển đến ở với nhau);

d) Chỗ ở bị kê biên, tịch thu để thi hành án, trưng mua theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tham khảo thêm:

-   Mẫu đơn xin thường trú, tạm trú

-   Đăng ký tạm trú có phải bắt buộc không?

-   Mẫu Giấy chấp thuận cho đăng ký thường trú vào nhà ở

-   Quy định về giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo