Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Thẩm phán là gì? Vai trò, quyền hạn và nhiệm vụ của thẩm phán

Thẩm phán là gì và Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán được quy định và hướng dẫn cụ thể tại Luật Tố tụng hình sự, quy định trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Nội dung cụ thể như sau:

1. Thẩm phán là gì?

Theo quy định thì thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử.

2. Nhiệm vụ, vai trò và trách nhiệm của thẩm phán

Theo quy định pháp luật quy định về quyền hạn và trách nhiệm của thẩm phán như sau:

2.1 Thẩm phán trong vụ án về dân sự

Khi được Chánh án Tòa án phân công, Thẩm phán có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, thụ lý vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

- Lập hồ sơ vụ việc dân sự;

- Tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ, tổ chức phiên tòa, phiên họp để giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

- Quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời;

- Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, quyết định tiếp tục đưa vụ việc dân sự ra giải quyết;

- Giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;

- Tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

- Quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử, đưa việc dân sự ra giải quyết;

- Triệu tập người tham gia phiên tòa, phiên họp;

- Chủ tọa hoặc tham gia xét xử vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự;

- Đề nghị Chánh án Tòa án phân công Thẩm tra viên hỗ trợ thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

- Phát hiện và đề nghị Chánh án Tòa án kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

- Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật;

- Tiến hành hoạt động tố tụng khác khi giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

2.2 Thẩm phán trong vụ án Hình sự

- Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa;

b) Tiến hành xét xử vụ án;

c) Tiến hành hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử;

d) Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.

- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này và những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ biện pháp tạm giam;

b) Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

c) Quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án;

d) Điều hành việc xét xử vụ án, tranh tụng tại phiên tòa;

đ) Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định; yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản;

e) Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;

g) Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa;

h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án theo quy định của Bộ luật này.

- Thẩm phán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

---

3. Tham khảo tình huống về thủ tục giải quyết vụ án và vai trò của thẩm phán

- Chưa triệu tập bị đơn Tòa án có được xét xử vắng mặt không?

Luật sư giải đáp thắc mắc của khách hàng về trình tự thủ tục giải quyết vụ án dân sự phía Tòa án chưa triệu tập hợp lệ có được xét xử vắng mặt hay không? Nội dung tư vấn như sau:

Câu hỏi:

Chào luật sư. cho tôi hỏi về việc ly hôn của tôi. hai vợ chồng tôi lấy nhau 21 năm do bất đồng quan điểm nên chúng tôi đã ly thân 3 tháng. chồng tôi có nôp đơn ly hôn lên tòa án. tòa án có gọi chúng tôi lên ký vào hô sơ và bảo chúng tôi về kê khai tài sản. tât cả giấy tờ liên quan đến tài sản là do chồng tôi giữ và đứng tên chồng tôi. nhà và đât là do mẹ chồng tôi sang tên cho chồng tôi cach đây 3 năm. hiện tại tôi chỉ giữ giấy đăng ký kêt hôn chờ khi nào tòa xử quyêt định ly hôn tôi mang nôp. tính từ khi tòa gọi lên ký đến luc hơn 1 tháng tôi hỏi chồng tôi tòa gọi chưa thì a ta nói xử rồi mà tôi k thấy có giấy triệu tập của tòa hay thông tin gì liên quan đến sự việc của tôi.

Vậy luật sư cho tôi hỏi đăng ký kêt hôn mà tôi đang giữ có còn hiệu lực không. khi ly hôn tôi có được chia tài sản không. khi tôi chưa nhận được thông báo từ tòa án trong vòng 45 ngày có được xử ly hôn vắng mặt không. nhờ luật sư giải đáp giup tôi. tôi chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, với vụ việc của bạn chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về sự có mặt của đương sự khi tham gia phiên tòa như sau:

Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;

b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

...''

Như vậy từ quy định trên đối chiếu với vụ việc của bạn chỉ khi Tòa án đã triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà bạn có đơn xét xử vắng mặt thì mới thực hiện xét xử vắng mặt bạn, còn nếu không có đơn xin xét xử vắng măt thì hoãn phiên tòa. Trường hợp Tòa án đã triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vì bạn là bị đơn nên nếu vắng mặt mà không có đơn xét xử vắng mặt hoặc cũng không vì lý do chính đáng thì sẽ tiến hành xét xử vắng mặt.

Theo đó bạn chưa có giấy triệu tập của Tòa án mà phía chồng bạn đưa ra thông tin là đã xét xử xong rồi như vậy là vô lý, bạn cần xác thực lại thông tin này nếu như đây là thông tin chính xác thì bạn có quyền khiếu nại Tòa án nhân dân giải quyết vụ việc này về việc giải quyết vụ án không tuân theo quy định của pháp luật từ đó bạn có quyền yêu cầu giải quyết lại và để đảm bảo quyền lợi của mình.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169