Luật sư Trần Khánh Thương

Nhập quốc tịch Việt Nam có buộc phải thôi quốc tịch nước ngoài không?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Trước tiên tôi xin được cảm ơn quí vị đả hồi đáp cho trường hợp của mẹ tôi .Hôm nay tôi xin hỏi thêm: -Mẹ tôi năm nay 64 tuổi, có Quốc tịch Mỹ,nay mẹ tôi muốn về VN sống trọn đời,bà có cần trả lại QT Mỹ không?

 

-Mẹ tôi không làm thủ tục li hôn mà chỉ chia tay chồng rồi về VN, cả hai ko có tài sản gì để tranh chấp, vậy về vấn đề pháp lí mẹ tôi có gặp rắc rối gì ko?

 

Trả lời tư vấn:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau sau:

Thứ nhất, về việc nhập quốc tịch VIệt Nam.

Theo quy định tại ĐIều 19 Luật quốc tịch 2008 sửa đổi 2014 quy định:

Điều 19. Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam

1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;

c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;

d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;

đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.

4. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

Thứ hai, về vấn đề hôn nhân.

Bố và mẹ bạn chia tay nhau nhưng không thực hiện thủ tục ly hôn thì vẫn được pháp luật công nhận là vợ chồng hợp pháp. Việc này sẽ liên quan đến xác định tài sản chung vợ chồng hình thành sau khi đã chia tay nhau và vấn đề chia thừa kế tài sản của mẹ bạn sau này. Theo pháp luật VIệt Nam, người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: cha, mẹ, vợ, chồng, con. Những người thuộc hàng thừa kế có quyền thừa hưởng tài sản khi người có tài sản chết không để lại di chúc hoặc có di chúc nhưng không hợp pháp.

Ví dụ: Sau khi về Việt Nam, mẹ bạn có quyền sở hữu đối với quyền sử dụng đất. Mẹ bạn chỉ có một người con duy nhất là bạn. Sau này, khi mẹ bạn qua đời, bạn muốn được thừa hưởng phần đất này thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng bên nước ngoài của mẹ (do mẹ chưa ly hôn).

Vì vậy, nếu hai người không còn chung sống thì nên làm thủ tục ly hôn để tránh rắc rồi pháp lý sau này.

 

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )


Trân trọng

P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo