Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

Việc nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn của vợ, chồng dựa trên các nguyên tắc nào? Các nguyên tắc đó thể hiện như thế nào ở các quy định của Luật hôn nhân và gia đình? Vợ chồng có thể tự thỏa thuận để phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân hay không? Luật Minh Gia giải đáp các vấn đề này như sau:

1. Luật sư tư vấn về phân chia tài sản khi ly hôn

Trong vụ án ly hôn, ngoài việc phán quyết có cho ly hôn hay không thì việc phân chia tài sản của vợ chồng là một yếu tố quan trọng. Việc phân chia tài sản của vợ chồng dựa vào các nguyên tắc Luật Hôn nhân và gia đình trong phân chia tài sản khi ly hôn. Nếu bạn đang trong tình trạng chuẩn bị ly hôn và cần phân chia tài sản của vợ chồng, bạn cần nắm rõ các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình về phân chia tài sản của vợ chồng.

Trường  hợp bạn còn thắc mắc hoặc chưa rõ về các vấn đề liên quan đến quy định của pháp luật về phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn, hãy liên hệ với công ty Luật Minh Gia để được các Luật sư, chuyên viên pháp lý hướng dẫn, tư vấn các vấn đề thắc mắc như:

- Các nguyên tắc về phân chia tài sản khi ly hôn;

- Các căn cứ phân chia tài sản khi ly hôn;

- Tư vấn các vấn đề pháp lý về hôn nhân và gia đình.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thông tin mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây để có thêm các thông tin pháp lý và đối chiếu với trường hợp của mình.

2. Các nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn

Theo quy định pháp luật Hôn nhân gia đình thì việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó. Nguyên tắc chia tài sản vợ chồng khi giải quyết ly hôn được quy định cụ thể như sau:

Điều 23 Luật hôn nhân và gia đình 52/2014/QH13 có quy định cụ thể như sau:

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung”.

Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

- Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

- Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

-----

3. Tình huống tư vấn về nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn

- Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo quy định hiện hành?

Câu hỏi:

Chào luật sư! Em muốn đặt câu hỏi cho luật sư về thủ tục phân chia tài sản sau khi ly hôn. Bố mẹ em đang làm thủ tục ly hôn. Bố em có đề cập đến chuyện phân chia tài sản là căn nhà mà mẹ con em đang ở. Bố gọi điện cho em và nói rằng muốn phân chia tài sản để lấy vốn làm ăn.

Theo em hiểu, nếu muốn chia tài sản là ngôi nhà mà mẹ con em đang ở hiện tại là phải bán căn nhà này đi lấy tiền để chia cho bố em. Nhưng bố em lại lý giải là căn nhà sẽ được tòa án định giá chia làm ba phần cho mẹ con em và bố, mẹ em sẽ phải đi vay một khoản tiền cho bố em để trả cho ông khoản tiền mà tòa án chia trong trường hợp không muốn bán nhà. Nhưng căn nhà hiện tại của mẹ con em đang ở, vẫn đang nợ ngân hàng hơn 60 triệu. Điều em thắc mắc, trong trường hợp này việc phân chia tài sản sẽ được giải quyết ra sao ạ?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ vào thông tin bạn cung cấp, bố mẹ bạn hiện đang trong quá trình nộp đơn xin ly hôn và thực hiện thủ tục ly hôn. Tuy nhiên, có đề cập đến vấn đề chia tài sản là căn nhà mà 2 mẹ con bạn đang ở, thì việc chia tài sản sẽ do bố và mẹ bạn tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của bố, mẹ hoặc của bố mẹ, Tòa án sẽ giải quyết theo quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:

“2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”.

Về nguyên tắc thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố như sau: Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung (trong đó lao động của vợ, chồng trong gia đình là được coi như lao động có thu nhập); Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. Theo đó, nếu là tài sản chung của bố, mẹ bạn thì sẽ chỉ chia cho bố và mẹ bạn, không đặt ra vấn đề phải chia cho các con, trừ trường hợp tài sản cấp cho hộ gia đình.

Đối với trường hợp của bạn, tài sản là ngôi nhà, do đó nếu khi chia ra mà ảnh hưởng đến mục đích sử dụng của một trong hai bên thì sẽ chia theo giá trị tài sản, bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

Vì vậy, nếu mẹ bạn nhận hiện vật (căn nhà) thì phải thanh toán cho bố của bạn khoản tiền là giá trị tài sản mà lẽ ra bố của bạn được hưởng, không bắt buộc mẹ của bạn phải bán căn nhà này, miễn sao bảo đảm được việc thanh toán cho bố của bạn. Còn khoản nợ 60 triệu đối với ngân hàng thì cả bố và mẹ bạn đều phải có nghĩa vụ trả (trách nhiệm liên đới)

---

- Tư vấn về việc đăng ký thường trú và tách khẩu sau ly hôn?

Câu hỏi:

Xin chào công ty Luật Minh Gia. Tôi cần tư vấn 1 vấn đề về việc tách nhập hộ khẩu, cụ thể như sau. Chồng tôi trước đây đã có 1 đời vợ và đã ly hôn, sau khi ly hôn thì anh ấy cũng đã tách sổ hộ khẩu với vợ cũ và có 1 hộ khẩu mới do anh ấy đứng tên. Tuy nhiên căn nhà trước đây anh ấy ở khi ly hôn đã để lại cho vợ và con gái anh ấy. Hiện nay anh ấy không còn đứng tên căn nhà ở đại phước. (Xem như là không có nhà).

Sau khi ly hôn anh kết hôn với tôi và về sống tại xã tôi. hộ khẩu của tôi hiên nay vẫn còn chung với ba mẹ tôi, hiên nay căn nhà chúng tôi đang sống do ba mẹ tôi cho ở tạm và chưa có sổ đỏ. Bây giờ tôi có con, và muốn nhập khẩu tôi và con tôi vào hộ khẩu của chồng tôi như vậy có được không? phải làm thế nào để gia đình riêng của tôi có hộ khẩu hợp lệ? Xin cảm ơn đả tư vấn! 

Trả lời:

Đối với yêu cầu hỗ trợ của chị chúng tôi tư vấn như sau:

Luật cư trú 2013 quy định:

"Điều 12. Nơi cư trú của công dân

1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

..."

Theo quy định trên thì hiện tại chồng chị đang không có chỗ ở hợp pháp tại nơi chồng chị đang có hộ khẩu thường trú. Do đó, để được đăng ký thường trú cho con của chị vào chung với bố của cháu thì sẽ cần có sự đồng ý của người có chỗ ở hợp pháp đó.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169