Luật gia Nguyễn Nhung

Người chưa thành niên phạm tội cướp tài sản thì bị xử lý như nào?

Luật sư tư vấn về trường hợp người chưa thành niên phạm tội cướp tài sản. Nội dung tư vấn như sau:


Nội dung tư vấn: Thưa luật sư. Bạn tôi chưa đủ 18 tuổi bị bắt với tội danh là cướp tài sản có tổ chức, tái phạm nhiều lần (nhóm hơn 10 người), hiện vẫn đang trong thời gian điều tra. Người nhà muốn hỏi thăm tin tức thì liên hệ ở đâu. Liên hệ thế nào để biết thông tin của người bị hại, nếu bên bị hại kiện, mình có thể xin bên bị hại viết đơn bãi nại hay không. Và có thể xét các tình tiết giảm nhẹ nào không (do hoàn cảnh gia đình, do bạn bè xúi giục). Nếu bị xét xử, bạn tôi phải đi tù hay đi trại giáo dưỡng, và đi trong bao lâu. Mong luật sư xem xét trả lời giúp, tôi chân thành cảm ơn!

 

Trả lời:Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty tư vấn trường hợp này của bạn như sau:

 

Tại Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về tội cướp tài sản như sau:

 

Điều 168. Tội cướp tài sản

 

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

 

a) Có tổ chức;

 

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

 

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

 

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

 

đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

 

e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

 

g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

 

h) Tái phạm nguy hiểm.

 

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

 

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

 

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

 

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

 

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

 

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

 

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

 

c) Làm chết người;

 

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

 

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

 

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

 

Như vậy, theo quy định trên thì tùy vào mức độ và hành vi phạm tội mà người phạm tội sẽ phải chịu các khung hình phạt khác nhau.

 

Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:

 

“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

 

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

…”.

 

Về việc thăm hỏi bạn của bạn thì căn cứ quy địnhLuật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 như sau:

 

Điều 22. Việc gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam

 

1. Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.

 

2. Người đến thăm gặp phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong trường hợp là thân nhân của họ. Việc thăm gặp phải chịu sự giám sát, theo dõi chặt chẽ của cơ sở giam giữ;

 

không làm ảnh hưởng đến các hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền; tuân thủ quy định về thăm gặp; trường hợp cơ quan thụ lý vụ án có yêu cầu thì phối hợp với cơ sở giam giữ để giám sát, theo dõi việc thăm gặp.

 

Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm thăm gặp; thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án về việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

 

3. Người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa.

 

4. Thủ trưởng cơ sở giam giữ không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong các trường hợp sau đây và phải nêu rõ lý do:

 

a) Thân nhân không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân do thấy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án; người bào chữa không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam;

 

b) Trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ an toàn cơ sở giam giữ hoặc để tổ chức truy bắt người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn;

 

c) Khi có dịch bệnh xảy ra tại khu vực có cơ sở giam giữ;

 

d) Khi cấp cứu người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;

 

đ) Khi đang lấy lời khai, hỏi cung hoặc người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang tham gia các hoạt động tố tụng khác;

 

e) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam không đồng ý thăm gặp; trường hợp này, người thăm gặp được trực tiếp gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc không đồng ý thăm gặp;

 

g) Người đến thăm gặp cố ý vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ từ hai lần trở lên;

 

h) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang bị kỷ luật theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này.

 

5. Việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này. Việc tiếp xúc lãnh sự, tổ chức nhân đạo được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thỏa thuận quốc tế hoặc thỏa thuận về từng trường hợp cụ thể giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc với tổ chức nhân đạo. Việc tiếp xúc, thăm gặp có thể mời đại diện của cơ quan ngoại giao Việt Nam hoặc đại diện Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cùng tham dự.

 

Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

 

Như vậy trường hợp của anh trai bạn theo quy định của pháp luật thì người nhà có thể gặp anh trai bạn trong quá trình bị tạm giam tuy nhiên phải được sự đồng ý của cơ quan điều tra và giám thị trại giam theo quy định của pháp luật.

 

Về việc hỏi thông tin của bên bị hại thì bạn có thể lên cơ quan điều tra để hỏi thông tin. Về việc xin bên bị hại hủy đơn kiện thì đây là vấn đề do hai bên thỏa thuận. Nếu gia đình bạn của bạn có thể thỏa thuận được việc hủy đơn kiện thì đây có thể được coi là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

 

Trân trọng.
C.V Hoàng Thu – Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo