Người cha có thể dành được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau ly hôn?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Xin chào, Luật Minh Gia. Vợ chồng cháu tôi lấy nhau và có đứa con chưa được 3 tuổi, giờ cháu tôi muốn ly hôn với chồng vì hành vi cư xử của chồng đối với cha mẹ và ông bà hai bên không được tôn trọng. Hành vi thô lỗ, hay ghen tuông không có chứng cứ cho nên cuộc sống vợ chồng không còn tiếp tục được nữa giờ ly hôn nên tôi có một vài điều muốn hỏi Luật sư:

 

1, Nếu như cháu tôi viết đơn ly hôn đưa ra toà án, người chồng không đến thăm gia xét xử cho dù có gởi giấy mời nhưng vẫn không đến thì theo như toà án thì có thể giải quyết việc ly hôn đó hay không?
 
2, Nếu giải quyết ly hôn mà người mẹ và cha đều muốn giành quyền nuôi con, nhưng dựa vào hoàn cảnh của người cha thì đi làm thuê, không có đất đai. Không có thời gian để nuôi dạy và chăm sóc con. Hành vi của người cha thô lỗ, nói chuyện quát nạc đối với trẻ không tôn trọng người khác và đứa con đó không bao giờ ở bên cạnh người cha quá 30 phút. Vậy cho hỏi người cha có giành được quyền nuôi con hay không?
 
3, Cần những điều kiện như thế nào để người mẹ giành được quyền nuôi dạy con nhỏ. Chân thành cảm ơn Luật Sư. Mong nhận được hồi âm của Luật sư sớm nhất ạ!

 

Trả lời tư vấn:

 
Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
 

Ly hôn và quyền nuôi con sau ly hôn.

Chứng minh điều kiện để giành quyền nuôi con sau ly hôn

 
Theo đó, trong trường này vì con của cháu bạn dưới 36 tháng nên về nguyên tắc khi ly hôn thì quyền trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con sẽ được giao cho người mẹ (cháu bạn sẽ được quyền nuôi dưỡng). Trừ trường hợp cháu bạn không đủ đáp ứng đủ điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng thì Tòa mới xem xét, trao quyền nuôi con cho người cha nuôi.
 
 
- Giải quyết vụ việc ly hôn trong trường hợp bị đơn không có mặt. 
 
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
 

Điều 207. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được

 

"1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

..

Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

...

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

...

b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

..."

 

Như vậy, trong trường hợp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn của cháu bạn được Tòa án thụ lý và Tòa đã có thông báo triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà phía bị đơn (người chồng) vẫn không có mặt, tức là từ bỏ quyền lợi của mình thì Tòa án sẽ tiến hành xét xử bình thường mà không cần có sự có mặt của họ.

 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
 

Ngoài ra, Anh/chị có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh chị:

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )

Trân trọng

P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169