Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Nghĩa vụ chăm sóc của các thành viên trong gia đình

Nội dung đề nghị tư vấn: Năm 1999 Hoa lập gia đình, chồng của H là Nguyễn H X (T) hiện đang công tác tại BB. Hai vợ chồng H sinh được một cháu bé N D H T 14 tuổi năm nay học lớp 8. Sau thời gian chung sống với nhau cũng bình thường, đến năm 2013 H bị lâm bệnh và được gia đình đưa đi điều trị các bệnh viện nhưng kết quả không mong muốn, Bác sĩ đón bệnh là teo não mất sức lao động vận động đầu óc không minh mẫn.

( Trong thời gian này gia đình xin chân thành cảm ơn các cấp, bà con đã ủng hộ vật chất và tinh thần cho H để điều trị bệnh) Từ năm 2014 đến nay chồng H thiếu trách nhiệm quan tâm không lo thuốc men và cung cấp tiền để H được trang trải trong cuộc sống, không lo cơm nước, vận chuyển đi tiêm thuốc. Bên cạnh còn có những hành vi bạo lực gia đình và cấm con của mình cháu Thương không được ăn ở với mẹ; Đáng lý ra cháu T 14 tuổi lo cơm nước cho mẹ và làm những việc trẻ nhỏ có thể làm nhưng gia đình nội không cho cháu tiếp cận mẹ. Nhưng đến nay tôi đã lớn tuổi bị bệnh nên không thể lo cho H được và chúng tôi thấy làm chồng không lo cho vợ con đó là thiếu trách nhiệm, chính vì thế hôm nay gia đình chúng tôi nhờ các cơ quan ban ngành đoàn thể có những hướng nào tốt nhất cho H và theo luật hôn nhân gia đình thì người chồng có trách nhiệm như thế nào. Trong thư không thể nói hết nên lời mong sự quan tâm giúp đỡ của các đoàn thể cũng như báo chí và những nhà tư vấn pháp luật cho gia đình chúng tôi một lời khuyên để H quãng đời còn lại được an phận. Trong khi chờ đợi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo như bác trình bày thì hai vợ chồng con bác có đăng ký kết hôn hợp pháp, nên trong thời gian là vợ chồng được pháp luật công nhận, khi chị H con bác bị bệnh mất sức lao động, không còn minh mẫn thì chồng của chị có nghĩa vụ sau theo điều 19, luật hôn nhân gia đình 2014:

"1.Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác."

Do đó trong trường hợp này thì chồng chị Hoa có nghĩa vụ phải quan tâm, chăm sóc chị Hoa, lo thuốc thang cho chị chữa bệnh đặc biệt không được hắt hủi chị, không được đánh đập vợ đang bị bệnh.

Con của chị H hiện đang 14 tuổi có nghĩa vụ chăm sóc mẹ khi mẹ đang bị bệnh không thẻ tự lo được cho mình  theo điều 70, 71 luật hôn nhân gia đình 2013 nên chồng và gia đình của chị không được phép ngăn cấm cháu ăn chung và ở với mẹ để chăm sóc mẹ theo điều 70, luật hôn nhân gia đình 2014

"…2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em…”

Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng

'2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.”

Trong khi bác là mẹ của chị H đang bị bệnh, chồng và gia đình nhà chồng không quan tâm và còn ngăn cản con không cho chăm sóc mẹ thì trong trường hợp này Bác có thể gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để họ sớm can thiệp để có thể sớm giúp chị H.

Một cách khác có thể làm đó là chị H yêu cầu xin ly hôn với anh T tại tòa án nếu chị vẫn đủ sức khỏe và minh mẫn; nếu chị không đủ khả năng thì gia đình cũng có thể thay thế chị H nộp đơn yêu cầu xin ly hôn. Khi ra tòa án thì cần chứng minh được tình trạng sức khỏe và điều kiện khó khăn của chị để làm căn cứ cho tòa án buộc chồng chị phải có nghĩa vụ cấp dưỡng đối với chị theo điều 119, luật hôn nhân gia đình 2014:

"1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó."

Theo đó Tòa án sẽ yêu cầu chồng chị thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với chị theo điều 115, luật hôn nhân gia đình 2014 với mức cấp dưỡng được xác định theo căn cứ tại điều 116 luật này:

"Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.”

Điều 116. Mức cấp dưỡng

"1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết."

Ngoài ra, điều 120, luật hôn nhân gia đình 2014 Khuyến khích việc trợ giúp của tổ chức, cá nhân trợ giúp bằng tiền hoặc tài sản khác cho gia đình, cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, túng thiếu.

Nên trường hợp này gia đình có thể viết đơn, hoặc thư gửi đến các tổ chức cá nhân để được nhận sự trợ giúp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169