LS Vũ Thảo

Không đăng ký kết hôn nhưng có con chung cấp dưỡng thế nào?

Câu hỏi: Luật sư cho tôi hỏi về vấn đề cấp dưỡng cho con khi vợ chồng không có đăng ký kết hôn như sau: Tôi là một người con gái sinh năm 1978, khi lớn lên tôi được hai bên gai đình ép gả cho một người đàn ông tức chồng tôi khi tôi 17 tuổi, nhằm ngày 04/12/1995 âm lịch, và chúng tôi có một đứa con chung khi tôi vừa 18 tuổi (1996), nhưng chúng tôi không có đăng kí kết hôn nhưng có sự chứng kiến của hai bên gia đình tổ chức.

Sống một thời gian khi tôi mang thai con đầu lòng được 7 tháng tuổi thì chồng tôi đã đưa đơn ly hôn, nhưng sau đó anh đã rút đơn đề hàn gắn tình cảm vợ chồng, nhưng cho đến nay vẫn không hàn gắn lại. Ngày 25/09/2007, chồng tôi lại đưa đơn kiện tại phiên tòa xin ly hôn với tôi, còn tôi thì không đồng ý ly hôn.

Về phần con chung, chúng tôi có một con chung là VVK sinh năm 1996 hiện đang sinh sống với tôi. Về phần tài sản chung, tôi và anh ấy chưa có tài sản chung chỉ có số nữ trang trong ngày cưới là 10 chỉ vàng 24kara, nhưng trong quá trình nuôi con, sinh nở nên đã tiêu hao hết. Anh ấy xin ly hôn, đồng ý giao con cho tôi nuôi, anh ấy sẽ góp phí tổn nuôi con mỗi tháng 300.000đ, tài sản 10 chỉ vàng anh ấy không yêu cầu chia. Tôi thì không đồng ý ly hôn.

Cho đến ngày hôm nay là ngày 13/08/20xx kể từ khi phiên tòa sơ thẩm xảy ra, Anh ấy không hề cấp dưỡng cho con tôi dù chỉ  một đồng. Kết thúc phiên tòa sơ thẩm, đã quyết định, tòa án đã áp dụng khoản 1 điều 11, 50, 92, 94 luật hôn nhân gia đình năm 2000 cho sự việc của tôi” Cho tôi xin hỏi một số vấn đề thắc mắc:

- Con tôi (đứa con chung của tôi và anh ấy) có những quyền lợi gì trong việc chia tài sản khi anh ấy còn sống cho đến giai đoạn này –hiện anh ấy đang sở hữu 1,7 ha đất.

- Về phần cấp dưỡng, ai có thể giúp con tôi nhận lại phần tiền đó.

Kính mong luật sư tư vấn giúp đỡ!  

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Luật Minh Gia. Từ những thông tin bạn cung cấp chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất quy định về kết hôn

Luật Hôn nhân và gia đình 1986 quy định: Điều 5 Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn.

"Điều 4: Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi ; cấm cưỡng ép ly hôn."

>> Tư vấn quy định về cấp dưỡng nuôi con, gọi: 1900.6169

Theo quy định pháp luật tại thời điểm đó, bạn lấy chồng khi 17 tuổi, chưa đủ điều kiện kết hôn về tuổi, trường hợp của bạn có thể coi là bị ép tảo hôn, bạn có quyền trình báo chính quyền địa phương để can thiệp giải quyết. Bạn và chồng bạn đã có 01 con chung nhưng chưa đăng ký kết hôn, do đó không có căn cứ để xác lập quan hệ hôn nhân. Tài sản của bạn và chồng bạn không được chia theo tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, tài sản đó được xác lập là tài sản thuộc sở hữu chung theo quan hệ pháp luật dân sự.

Thứ hai về giải quyết ly hôn và nghĩa vụ với con

Năm 2007 chồng bạn nộp đơn xin ly hôn, nếu tại thời điểm này Tòa thụ lý đơn thì luật áp dụng là luật Hôn nhân và gia đình năm 2000:

Căn cứ theo Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định:

"Điều 17. Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật

1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên nam, nữ phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

2. Quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn.

3. Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thoả thuận của các bên; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con."

Căn cứ quy định trên, khối tài sản thuộc sở hữu chung sẽ do 2 bên tự thỏa thuận phân chia, nếu không thỏa thuận được thì chia theo quy định của Bộ luật Dân sự:

"Chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung

1. Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thoả thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia ..."

Đối với con chung, quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn:

Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn được quy định tại luật Hôn nhân gia đình như sau:

"Xem quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng"

Theo đó, tại thời điểm ly hôn, con của bạn chưa thành niên, chồng của bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Nếu chồng bạn không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng bạn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết:

Theo quy định về người có quyền yêu cầu cấp dưỡng như sau:

"Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

1. Người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó ..."

Đến thời điểm hiện tại, con bạn đã thành niên, về nghĩa vụ cấp dưỡng bạn không đòi hỏi quyền lợi cho con khi con bạn còn ở độ tuổi được cấp dưỡng do vậy hiện giờ bạn không có quyền yêu cầu Tòa án buộc chồng bạn phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Thứ ba về thừa kế tài sản của cha

Về tài sản của chồng bạn, trong trường hợp chồng bạn mất, con bạn được quyền thừa kế tài sản của chồng bạn, nếu không có di chúc thì được hưởng thừa kế theo pháp luật. Còn nếu tại thời điểm hiện tại khi ly hôn thì con cái sẽ chưa được xác định quyền sở hữu đối với khối tài sản này mà đây sẽ là chia tài sản chung của vợ chồng theo như quy định trên.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo