Muốn thay đổi nội dung di chúc của người đã chết được không

Luật sư tư vấn về trường hợp muốn tự ý thay đổi nội dung di chúc phân chia di sản thừa kế. Nội dung tư vấn như sau:

 

Kính thưa Luật sư! Gia đình vợ tôi trước khi Bố mẹ ly hôn có 1cái nhà và đất với diện tích khoảng 200m2, sau khi ly hôn phần tài sản đất và nhà được chi đôi mỗi người một nửa.Gia đình bố mẹ vợi tôi có 4 người con 3 gái, 1 trai. Bố vợ tôi nhận nuôi vợ tôi và em trai út, còn mẹ vợi tôi nhận nuôi chị đầu và em thứ 3. Sau khi ly hôn với mẹ vợ tôi bố vợ tôi tái giá và có thêm 1 con nữa. Nhưng người con trai của vợ đầu không may bị tai nạn đã mất. Do bị bệnh hiểm nghèo trước khi  mất  bố vợ có để lại Di chúc viết bằng tay do vợ hai của bố vợ tôi viết nhất trí để lại cho 4 người con gái 1 mảnh đất 100m2 mà trước đây ly hôn với mẹ vợ tôi và được được điểm chỉ vân tay của bố vợ, mẹ kế, và các con. Nhưng gần đây vợ hai của của bố vợ tôi có ý chia đôi miếng đất đó một nửa là dành cho cô con gái của vợ hai bố còn phần còn lại dành cho 3 chị em vợ đầu của bố vậy có đúng không. Trong khi đó người em trai của bố với mẹ vợ tôi đã mất mẹ vợ tôi đã thờ phụng hương khói có được quyền lợi gì không?  Vợ hai của bố  tôi có  quyền và nghĩa vụ gì nữa không? Xin chân thành cảm ơn Luật sư

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Do thông tin bạn chưa cung cấp chưa rõ rằng bố vợ bạn mất năm bao nhiêu? Việc để lại di chúc mà vợ hai viết thay sau đó bố vợ bạn điểm chỉ có người làm chứng không? Và việc để lại mảnh đất cho 4 người con gái là chia đều hay theo tỷ lệ? Vì vậy chúng tôi không thể tư vấn cụ thể cho bạn được. Bạn có thể đối chiếu với tư vấn dưới đây để xem xét vụ việc của mình.

 

Thứ nhất, nếu trong trường hợp từ khi bố vợ bạn mất đến nay chưa quá 30 năm.

 

Căn cứ khoản 1 Điều 623 BLDS 2015 thì:

 

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó...”

 

Như vậy, nếu đã quá 30 năm từ khi bố vợ bạn mất thì tài sản này đương nhiên thuộc về người quản lý di sản ( theo thông tin bạn cung cấp có thể người này là vợ hai của bố vợ bạn).

 

Thứ hai, di chúc mà bố vợ bạn để lại chỉ hợp pháp khi:

 

Đáp ứng điều kiện tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015:

 

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

 

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

 

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.”

 

Bạn đã cung cấp thông tin là di chúc này được lập thành văn bản nên sẽ có 2 trường hợp:

 

Trường hợp 1: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.

 

Điều 633 BLDS 2015 quy định:

 

“Điều 633. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

 

Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này.”

 

Như vậy, nếu di chúc của bố vợ bạn lập không có ai làm chứng thì không có hiệu lực pháp luật vì không đáp ứng điều kiện phải tự viết và ký vào bản di chúc ( ở đây là vợ hai của bố vợ bạn viết bản di chúc này và bố vợ bạn thực hiện điểm chỉ). Lúc này, sẽ thực hiện chia theo pháp luật, chia đều cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, các con của bố vợ bạn.

 

Trường hợp 2: Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

 

Điều 634 BLDS 2015 quy định:

 

” Điều 634. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng

 

Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

 

Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này.”

 

Dẫn chiếu lên Điều 632 BLDS năm 2015 như sau:

 

Điều 632. Người làm chứng cho việc lập di chúc

 

Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

 

1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

 

2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

 

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.”

 

Như vậy, di chúc có người làm chứng phải đáp ứng các điều kiện trên, nếu không di chúc sẽ không có hiệu lực pháp luật. Và lúc này sẽ thực hiện chia theo pháp luật ( chia đều phần tài sản này cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất).

 

Kết luận: Khi di chúc này hợp pháp và vẫn nằm trong thời hạn yêu cầu chia di sản thì sẽ thực hiện chia theo di chúc. Việc người vợ hai của bố vợ bạn chia lại ( không đúng với nội dung di chúc) sẽ trái quy định của pháp luật.

Việc mẹ vợ bạn thờ cúng người con đã mất không thuộc trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc nên sẽ không được hưởng phần di sản.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.

CV tư vấn: Hà Tuyền - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169