Trẻ dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn ai trực tiếp nuôi?
Mục lục bài viết
Chồng tôi thu nhập mỗi tháng 15-20 triệu, còn tôi chỉ có 6 triệu/ tháng. Chúng tôi là nhân viên văn phòng. Tuy nhiên nếu ly hôn thì với thu nhập của tôi như vậy tôi sọ mình ko giành được quyền nuôi con, xin hãy tư vấn giúp tôi. Tôi phải làm thế nào để dành đc quyền nuôi con.
Hàng tháng chồng tôi lo tất cả chi phí tiền nhà, sinh hoạt hàng ngày còn tôi cũng góp 1 phần chi phí cho con nhưng ko đáng kể. Ngoài việc lo tiền sinh hoạt ra còn việc chăm con anh ấy chỉ phụ tôi đón con sau mỗi giờ làm, còn lại mọi việc chăm con chỉ 1minh tôi lo, anh ko phụ giúp điều gì. Những ngày cuối tuần a tụ tập bạn bè ăn nhậu rồi về đánh vợ. Nếu nộp đơn ly hôn tôi phải nộp ở đâu tại HCM hay phải về bình định? Chưa có hộ khảu ở HCM. Xin cảm ơn!
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh Gia! Yêu cầu của bạn được tư vấn như sau:
- Về quyền trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn
Căn cứ Luật hôn nhân và gia đinh 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
Theo quy định của pháp luật, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này.
>> Tư vấn quy định về quyền nuôi con
Tuy nhiên, sau khi ly hôn thì quan hệ hôn nhân giữa vợ, chồng chấm dứt nên việc chăm sóc, nuôi dưỡng con sẽ được giao cho người có đủ điều kiện. Đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi pháp luật quy định sẽ giao trực tiếp cho mẹ, trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc các bên có thỏa thuận khác.
Với vụ việc trên, mặc dù thu nhập của bạn thấp hơn chồng nhưng bạn ưu tiên trong việc giành quyền nuôi con (do con mới 17 tháng tuổi), và nếu không cung cấp được các căn cứ chứng minh bạn không đủ điều kiện nuôi con thì con chung sẽ giao cho bạn chăm sóc và chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Tuy nhiên, trong quá trình trực tiếp trông nom, chăm sóc cháu thì bạn cần đảm bảo quyền của người chồng quy định tại Điều 82 Luật này.
Điều 82 Luật hôn nhân và gia đinh 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
- Về thẩm quyền của tòa án nhân dân giải quyết vụ việc ly hôn
Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ:
"1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
...
2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
...
h) Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; ..."
Theo quy định của pháp luật, trường hợp bạn đơn phương ly hôn thì bạn có quyền gửi đơn tại TAND quận/ huyện thuộc TP. HCM (nếu có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật hoặc có xác nhận về nơi làm việc của chồng). Nếu không đăng ký tạm trú hoặc không có xác nhận về nơi làm việc của chồng thì chị nộp đơn tại TAND quận, huyện nơi chồng đăng ký tạm trú.
Trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên thì các bạn có quyền nộp đơn tại TAND quận, huyện nơi đăng ký tạm trú hoặc nơi đăng ký thường trú.
Trên đây là nội dung tư vấn về việc: Muốn ly hôn và giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất