Lò Thị Loan

Mua hóa đơn đỏ trái quy định bị xử phạt thế nào?

Hóa đơn, chứng từ là căn cứ pháp lý để xác định việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp. Vì vậy để giảm bớt nghĩa vụ thuế nhiều doanh nghiệp đã tiến hành việc mua bán hóa đơn trái phép. Hành vi mua bán hóa đơn là hành vi trái pháp luật. . Nếu bạn gặp vấn đề này cần tư vấn, hỗ trợ giải đáp những thắc thắc, đưa ra hướng giải quyết đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn, bạn hãy liên hệ đến công ty Luật Minh Gia chúng tôi.

1. Tư vấn về hành vi mua bán hóa đơn.

Hiện nay, hành vi mua bán hóa đơn trong các doanh nghiệp ngày càng diễn ra phổ biến. Với mục đích mua hóa đơn để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, giảm nghĩa vụ thuế nhiều doanh nghiệp đã tiến hành việc mua bán hóa đơn trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Hành vi trên không chỉ gây thất thu cho ngân sách nhà nước mà còn ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh lành mạnh. Vì vậy hành vi mua bán hóa đơn có vi phạm pháp luật hay không? Nếu bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện thì sẽ bị xử lý như thế nào? Nếu bạn gặp vấn đề này nhưng không có thời gian tìm hiểu quy định của pháp luật, bạn hãy liên hệ đến công ty Luật Minh Gia bằng cách gửi câu hỏi tư vấn hoặc Gọi  1900.6169, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung sau:

+ Hành vi mua bán hóa đơn ;

+ Mức xử phạt đối với hành vi mua bán trái phép hóa đơn ;

+ Các vấn đề pháp lý khác có liên quan ;

2. Mua hóa đơn đỏ trái quy định bị xử phạt thế nào?

Nội dung yêu cầu tư vấn: Kính gửi VP Luật sư Minh Gia,Hiện em đang gặp trường hợp như thế này, kính nhờ các anh chị tư vấn giúp em ạ.Em chuyên cung cấp nhân sự thực hiện các ctrinh event (MC, PG,...) nhưng em làm freelance nên không có hóa đơn đỏ. Mỗi lần đối tâc yêu cầu xuất hóa đơn là em phải đi mua của 1 công ty khác, cũng là cty tổ chức sự kiện. Cty đó bán cho em giá 20% (bao gồm 10% thuế VAT và 10% phí dịch vụ). Trước đây, em đã từng nhờ bên này xuất nhiều Hóa đơn, với tổng trị giá chưa tới 30 triệu đồng. Gần đây là hóa đơn trị giá 43.200.000 đồng. Tuy nhiên em bị gặp phải chuyện như sau:Bên đối tác của em chỉ thanh toán bằng hình thức chuyển khoản qua TK cty đã xuất Hóa đơn. Nhưng bên cty kia sau khi xuất hóa đơn cho em xong rồi, lại bảo với em là Tài khoản cty đang bị chi cục thuế khóa, do không đóng thuế. Giờ có chuyển tiền vào cũng ko rút ra đc. Chị giám đốc cty đó cứ bảo đang làm việc với chi cục thuế, khi nào xong sẽ báo em. Nhưng em đợi mãi vẫn không có câu trả lời. Đối tác của em cũng đang chờ để thanh toán cho em. Em thì không có tiền để trả lương nhân viên.

Cho em hỏi việc Chi cục thuế đóng TK doanh nghiệp là có hay không ạ? Và nếu có thì sau bao lâu kể từ ngày doanh nghiệp đóng thuế đầy đủ thì bên thuế mới mở TK ra vậy ạ? Hoặc nếu chuyện chị Giám đốc đó nói là không đúng, chị ấy vẫn nhất quyết không đóng thuế thì TK ko đc mở, bên đối tác không thanh toán đc cho em thì em có đc kiện cty đó không ạ? Và nếu kiện thì cần những gì, chi phí khoảng bao nhiêu? Em và chị ấy sẽ bị xử phạt như thế nào về hành vi mua bán hóa đơn đỏ ạ? Cả đối tác bên em nữa, có bị ảnh hưởng gì đến họ không ạ, họ không biết em mua hóa đơn.Kính nhờ Luật Minh Gia tư vấn giúp em.Em chân thành cảm ơn ạ.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn đến công ty luật Minh Gia, trường hợp của bạn được chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất: Về hành vi mua bán hóa đơn.

Theo quy định tại điều 11 thông tư 39/2014/ TT – BTC thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ - CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ - CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định như sau: “1. Cơ quan thuế bán hóa đơn cho các đối tượng sau:

a) Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh (bao gồm cả hợp tác xã, nhà thầu nước ngoài, ban quản lý dự án).

Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh là các tổ chức có hoạt động kinh doanh nhưng không được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.

b) Hộ, cá nhân kinh doanh;

c) Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo tỷ lệ % nhân với doanh thu.

d) Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thuộc loại rủi ro cao về thuế;

đ) Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

Doanh nghiệp hướng dẫn tại điểm d, đ khoản này mua hóa đơn của cơ quan thuế trong thời gian 12 tháng. Hết thời gian 12 tháng, căn cứ tình hình sử dụng hóa đơn, việc kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp và đề nghị của doanh nghiệp, trong thời hạn 5 ngày làm việc, cơ quan thuế có văn bản thông báo doanh nghiệp chuyển sang tự tạo hóa đơn để sử dụng hoặc tiếp tục mua hóa đơn của cơ quan thuế nếu không đáp ứng điều kiện tự in hoặc đặt in hóa đơn (mẫu số 3.15 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

Căn cứ vào quy định trên trường hợp của bạn là cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ , cho nên bạn không thể xuất hóa đơn đỏ GTGT ( giá trị gia tăng) cho đối tác được .Trường hợp này bạn chỉ có thể xuất hóa đơn bán hàng cho khách hàng. Theo đó, việc bạn mua hóa đơn của công ty khác để sử dụng cho hoạt động kinh doanh của mình là trái pháp luật. Hành vi này có thể bị xử lý về hành vi mua bán hóa đơn trái phép. 

Theo quy định tại điều 23 thông tư 39/2014/ TT – BTC:

1. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc lập khống hóa đơn; cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (trừ các trường hợp được sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán hoặc cấp và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này); cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc; lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác.

2. Một số trường hợp cụ thể được xác định là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn:

- Hóa đơn có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ.

- Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra, để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hóa nhưng không kê khai nộp thuế”.

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng bất hợp pháp hóa đơn thì bị xử lí trong hai trường hợp sau:

Nếu doanh nghiệp sử dụng bất hợp pháp hóa đơn mà dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định tại điều 108 luật quản lí thuế thì doanh nghiệp chỉ bị xử lí về hành vi trón thuế, gian lận thuế theo quy định của luật quản lí thuế. Nghị định 129/2013/ NĐ – CP; Thông tư số 166/2013/ TT – BTC nêu trên, không bị xử lí về hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn theo quy định luật quản lí thuế, nghị định 51/2010/NĐ - CP . Nghị định 109/2013/NĐ – CP, Thông tư 10/2014/TT – BTC. Mức phạt: phạt từ 1 đến 3 lần số thuế trốn theo điều 13 của thông tư 166/ 2013/TT- BTC.

Nếu doanh nghiệp sử dụng bất hợp pháp hóa đơn mà không dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định tại điều 108 luật quản lí thuế, thì chỉ bị xử lí về hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn theo quy định của luật quản lí thuế. Mức phạt: Phạt từ 20 đến 50 triệu theo thông tư 10/2014/ TT – BTC)

 Ngoài ra bạn có thể  tham khảo bài viết tại đây: Hành vi mua bán hóa đơn bị xử lí như thế nào?

Thứ hai:  Để trả lời câu hỏi chi cục thuế đóng tài khoản doanh nghiệp là có hay không?

  Căn cứ vào điều 2 thông tư 215/2013/TT-BTC  Hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế ngày 31 tháng 12 năm 2013 quy định như sau:

  "Điều 2. Các trường hợp bị cưỡng chế

1. Đối với người nộp thuế

a) Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế đã quá 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, hết thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản.

....."

Căn cứ vào điều 2 của thông tư, thì chi cục thuế không có quyền khóa tài khoản của doanh nghiệp, mà chỉ có quyền tiến hành các biện pháp cưỡng chế đối với công ty đang nợ thuế theo quy định tại khoản 1 điều 2 của thông tư. Và chi cục thuế chỉ áp dụng các biện pháp cưỡng chế sau: Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản; Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng; Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước; Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ; Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.( theo quy định tại khoản 1 điều 3 của thông tư).

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Mua hóa đơn đỏ trái quy định bị xử phạt thế nào?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo