Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Một bên vi phạm quyền nuôi con sau khi ly hôn xử lý thế nào?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Chào luật sư. Tôi và chồng ly hôn từ 9/2016. Con gái ở với tôi. Giờ cháu được 2.5tuổi. Tôi đi xkld Nhật Bản. Ở nhà bố cháu đón cháu về chơi. Khi bà ngoại ra đón có xảy ra xô xát họ giữ cháu không cho cháu về đi học. Cháu giờ đang đi học mẫu giáo. Giờ gia đình đó ko trả cháu về. Tôi được biết bố cháu cũng chuẩn bị đi Anh quốc.

Vậy xin hỏi luật sư tôi muốn cho cháu về ở với bà ngoại ( vì ở với bà nội tôi rất khó để nói chuyện với cháu. Họ để cháu ở nhà chơi đt, xem tivi) vậy tôi cần phải làm gì. Có cần phải đợi bố cháu đi Anh mới giải quyết không. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của luật sư. Xin cảm ơn.

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định về Luật hôn nhân và gia đình 2014 về quyền nuôi con sau ly hôn như sau:

Điều 81 Luật Hôn nhân và gia định 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Bên cạnh đó, tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014  quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Xét thấy, nếu như sau khi ly hôn mà chị giành được quyền ly hôn thì phía bên chồng chỉ được phép thăm nom mà không được cản trở việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng bé. Tuy nhiên, trong trường hợp bên chồng chị tự ý đưa bé về sống với bà nội mà không nhằm mục đích chăm sóc cho bé thì chị có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án để có phương án đưa bé về và giúp đỡ chị trong trường hợp này.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn