Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Mở trung tâm gia sư và bồi dưỡng văn hóa thế nào?

Kính gửi công ty luật Minh Gia. Chồng tôi là kỹ sư hoá hữu cơ đã tốt nghiệp loại giỏi tại trường Đại học , sau đó anh có học thêm bằng nghiệp vụ sư phạm và được cấp bằng vào năm 2012. Nhưng bây giờ vẫn là giáo viên tự do. Xin hỏi chúng tôi muốn mở trung tâm bồi dưỡng văn hoá và cho giáo viên thuê phòng dạy từ cấp 2 đến cấp 3 và luyện thi đại học thì phải làm sao? Có cần là giáo viên về hưu hay không cần là giáo viên vẫn có thể cho giáo viên thuê được? Và thủ tục như thế nào, cơ quan nào có thể

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Gia. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Theo thông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi, bạn đang có nhu cầu mở trung tâm bồi dưỡng văn hóa và cho giáo viên thuê phòng dạy. Bạn chỉ định mở với quy mô nhỏ nên chỉ cần xin giấy phép để hoạt động. Như vậy, để mở một Trung tâm gia sư, bạn cần có những điều kiện sau:

2 vợ chồng bạn là người đứng ra mở trung tâm thì không cần bắt buộc phải là giáo viên về hưu hay là giáo viên mới được mở.

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 17 Luật doanh nghiệp:

"3. Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký hoặc tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp."

Và Điều 66 Nghị định 78/2015 quy định hộ kinh doanh:

"Điều 66. Hộ kinh doanh

1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

3. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định."

Thì chỉ có Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện và nghiêm cấm các hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký kinh doanh. Hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên trên 10 người lao động phải chuyển sang hình thức doanh nghiệp.

Như vậy, trung tâm bồi dưỡng văn hóa của bạn không thể đăng ký dưới hình thức hộ kinh doanh vì không đạt yêu cầu đăng ký hộ kinh doanh vì bạn thuê nhiều giáo viên về dậy học.

Trung tâm gia sư là loại hình kinh doanh phải đăng ký kinh doanh. để thành lập trung tâm gia sư thì trước hết bạn phải đăng ký kinh doanh cho một tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, để trung tâm gia sư của bạn có thể bắt đầu hoạt động thì bạn phải nộp hồ sơ xin phép thành lập cho trung tâm gia sư của mình và được sở giáo dục ra quyết định đồng ý cho thành lập và hoạt động của trung tâm gia sư đó. Bởi vì, các cơ sở giáo dục  tại địa phương chịu sự quản lý trực tiếp của sở giáo dục và đào tạo.

Theo quy định từ Luật doanh nghiệp 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký:

1. Hồ sơ pháp nhân: Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của pháp nhân; Bản sao công chứng mã số thuế của pháp nhân; Hợp đồng thuê nhà (nơi đặt trụ sở của trung tâm).

2. Hồ sơ đăng ký hoạt động của trung tâm:

- Đơn xin thành lập trung tâm gia sư, có xác nhận của UBND phường nơi cư trú.

- Bản sơ yếu lý lịch (của giám đốc, phụ trách), có dán ảnh 3x4, có xác nhận của UBND phường nơi cư trú hoặc xác nhận của cơ quan nếu là cán bộ trong biên chế của cơ quan 

- Bản đề án thành lập trung tâm (Nêu rõ mục đích, đối tượng phục vụ, nội dung các chương trình, các môn học đào tạo, quy mô phát triển, khả năng tài chính…).

- Công văn báo cáo địa phương nơi đặt địa điểm hoạt động (có xác nhận và được sự đồng ý của UBND phường về môi trường sư phạm, điều kiện trật tự an ninh, vệ sinh môi trường…).

- Bản danh sách cán bộ quản lý trung tâm (họ tên, ngày sinh, nơi sinh, bằng cấp chuyên ngành, chức danh) kèm theo bản sơ yếu lý lịch có dán ảnh 3x4.

- Bản danh sách giáo viên của trung tâm (họ tên, ngày sinh, nơi sinh, bằng cấp chuyên ngành, chức danh) kèm theo bản sơ yếu lý lịch có dán ảnh 3x4, và bản sao (công chứng) văn bằng chuyên ngành.

- Bản sao (công chứng) văn bằng chuyên ngành của cán bộ quản lý trung tâm và giáo viên.

- Bản thống kê cơ sở vật chất (số buồng lớp, diện tích, bàn ghế, số đồ dùng phục vụ cho giảng dạy…).

Hồ sơ đóng thành tập. Nộp 3 tập ( trong đó 1 tập là bản chính có công chứng ) cho Phòng tiếp công dân Sở Giáo dục và Đào tạo. Thời hạn cấp Quyết định thành lập Trung tâm: sau 30 ngày làm việc.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo