Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Miễn trách nhiệm hình sự có bị coi là phạm tội không?

Miễn trách nhiệm hình sự là một chế định hình sự quan trọng. Nó thể hiện chính sách khoan hồng đặc biệt của nhà nước ta đối với người phạm tội. Vậy, trong trường hợp nào một người được miễn trách nhiệm hình sự. Người được miễn trách nhiệm hình sự có bị coi là phạm tội không? Luật Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn về hình sự

Miễn trách nhiệm hình sự là gì?  Người được miễn trách nhiệm hình sự có bị coi là tội phạm? Nhiều người vẫn không hiểu rõ về vấn đề này. Đây là một trong những chế định quan trọng trong luật hình sự. Nó được áp dụng đối với người phạm tội trong những điều kiện nhất định mà Cơ quan tiến hành tố tụng thấy không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.

Cụ thể, miễn trách nhiệm hình sự là trường hợp một người đã thực hiện tội phạm nhưng do đáp ứng các điều kiện nhất định mà không phải chịu hậu quả của việc thực hiện tội phạm đó.

Nếu bạn đang gặp phải vướng mắc liên quan đến quy định pháp luật về miễn trách nhiệm hình sự, bạn cần tham khảo các quy định pháp luật về hình sự hoặc ý kiến của luật sư có chuyên môn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến miễn trách nhiệm hình sự bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169, để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết mà Luật Minh Gia phân tích dưới đây để có thêm kiến thức về pháp luật.

2. Miễn trách nhiệm hình sự có bị coi là phạm tội không?

Hỏi: Chào luật sư, E tôi bị khởi tố về hành vi cố ý gây thương tích nhưng sau đó được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, tôi muốn hỏi trường hợp này em tôi không phạm tội có đúng không? Xin cảm ơn!

mien-trach-nhiem-hinh-su-jpg-05112014122723-U1.jpg

Luật sư tư vấn trường hợp miễn trách nhiệm hình sự

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 29 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì:

Điều 29. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự

1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi có quyết định đại xá.

2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;

c) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác,9 người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

3. Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng10 gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả11 và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp12 của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. 

Như vậy, người được miễn trách nhiệm hình sự là người có hành vi phạm tội nhưng được miễn truy cứu TNHS trong những trường hợp nhất định chứ không phải người không phạm tội. Việc miễn trách nhiệm hình sự có thể do cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án áp dụng (tùy theo từng giai đoạn của vụ án).

Do bạn không cung cấp cụ thể về việc em trai bạn bị khởi tố về  hành vi cố ý gây thương tích sau đó dựa trên căn cứ nào để được miễn trách nhiệm hình sự, để tránh gia đình có sự nhầm lẫn về miễn trách nhiệm hình sự và các căn cứ tố tụng khác, chúng tôi cũng xin đưa ra giả thiết về việc vụ án được đình chỉ theo quy định tại Điều 248 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:kiểm sát quyết định không truy tố và ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự.

Đó là các trường hợp: Người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trong những vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại; không có sự việc phạm tội; hành vi không cấu thành tội phạm; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; tội phạm đã được đại xá; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác…

Như vậy, trườg hợp đình chỉ vụ án của em trai bạn thì anh này có thể là người không phạm tội (không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm) hoặc cũng có thể là người có hành vi phạm tội nhưng vì những lý do khách quan nhất định (như chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự…) mà được đình chỉ các biện pháp tố tụng đối với hành vi mà họ đã thực hiện.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo