Nguyễn Nhàn

Khi nào bị tước quyền nuôi con?

Sau khi ly hôn mặc dù bản án của Tòa đã ghi nhận rõ quyền nuôi con của một bên nhưng vì nhiều lí do, người không được quyền trực tiếp nuôi con có nhu cầu thực hiện thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con. Để thực hiện được quyền thay đổi này, người không trực tiếp nuôi con cần đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

1. Mẹ tái hôn có bị tước quyền nuôi con không?

Câu hỏi:

Tôi và vợ tôi đã ly hôn 9 tháng trước khi ra tòa vợ tôi được quyền nuôi con và tôi cấp dưỡng. Nhưng tôi muốn dành quyền nuôi con vì vợ tôi chuẩn bị bước thêm bước nữa. Tôi làm sale của 1 công ty bia nên lương rất ổn định. Còn vợ tôi không có nghề nghiệp gì để lo cho con. Vậy tôi làm gì để được dành quyền nuôi con?

Trả lời:

Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với trường hợp anh đang vướng mắc chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, quy định về quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con

Tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn như sau:

Xem trích dẫn quy định về thay đổi người nuôi con

Như vậy, người không trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án xem xét thay đổi người trực tiếp nuôi con nếu có một trong các căn cứ theo quy định đã nêu trên.

Thứ hai, mẹ tái hôn có bị tước quyền nuôi con?

Trong trường hợp của anh, anh có quyền yêu cầu Tòa án xem xét thay đổi người trực tiếp nuôi con nếu có một trong các căn cứ sau:

- Bố, mẹ có thỏa thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con cho phù hợp với lợi ích của con;

- Anh có căn cứ chứng minh người mẹ không còn đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Các căn cứ chứng minh trong trường hợp này chủ yếu là các yếu tố về vật chất và tinh thần như sau:

Yếu tố vật chất như điều kiện ăn ở, học tập, vui chơi, chăm sóc sức khỏe khi con ốm đau… Các điều kiện này được xác định chủ yếu dựa trên thu nhập thực tế, chỗ ở hợp pháp, tài sản của người đang trực tiếp nuôi dưỡng con.

 Yếu tố tinh thần bao gồm các điều kiện như thời gian trực tiếp chăm sóc, giáo dục con (chứng minh thông qua tính chất công việc, thời gian làm việc…); tình cảm của cha, mẹ đối với con trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục; điều kiện cho con vui chơi, hoàn thiện nhân cách; nhân cách của người trực tiếp nuôi con…

Theo đó, nếu người mẹ tái hôn thì chưa đủ căn cứ để xác định người mẹ không còn đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, nếu anh chứng minh được người mẹ sau khi tái hôn đã có những hành vi vi phạm nghĩa vụ nuôi con hoặc không còn đủ các điều kiện đã kể trên để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì anh có quyền đề nghị Tòa án xem xét thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi đã ly hôn. 

---

2. Con khi con 3 tuổi yêu cầu thay đổi quyền nuôi con có được không?

Câu hỏi:

Luật sư tư vấn về việc thay đổi quyền trực tiếp nuôi con khi con 36 tháng tuổi như sau: Chào luật sư. Em và chồng hiện nay đang muốn ly hôn. Nhưng em đang nuôi con dưới 12 tháng chúng em có thoả thuận sau khi con đủ 1 tuổi sẽ ly hôn quyền nuôi con sẽ do em nuôi nhưng chồng em muốn sau khi con đủ 36 tháng tuổi sẽ tranh chấp quyền nuôi con.

Về điều kiện thì chồng điều kiện kinh tế tốt hơn em nên em sợ sẽ không tranh chấp nuôi con được. Hiện tại chồng em đang nuôi 1 con trai riêng của vợ cũ, bố mẹ thì già yếu , liệu kinh tế tốt hơn có thể dành được quyền nuôi con từ em không ạ. Em cảm ơn!

Trả lời:

Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Yêu cầu của bạn tôi xin được tư vấn như sau:

Tại Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

“3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Ngoài ra tạị khoản 1, khoản 2 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

Xem trích dẫn chi tiết quy định pháp luật

Do đó, theo qui định trên thì bạn sẽ được ưu tiên nuôi con khi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp khi con trên 36 tháng tuổi mà chồng bạn muốn thay đổi quyền nuôi con thì chồng bạn phải có Đơn cầu Tòa án giải quyết việc thay đổi quyền trực tiếp nuôi con.

Tuy nhiên để đươc thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn thì chồng bạn phải chứng minh được bạn không còn đủ điều kiện để trực tiếp trông con, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Toà sẽ xem xét các điều kiện về chăm sóc và giáo dục con cụ thể như sau:

+ Về vật chất bao gồm: điều kiện kinh tế, gia sản, thu nhập, tài sản, chỗ ở của người mẹ, điều kiện học tập...không đáp ứng được nhu cầu chăm sóc giáo dục và nuôi dưỡng con.

+ Về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, giáo dục, dạy dỗ con,  thời gian vui chơi với con, trình độ học vấn, nhân cách đạo đức... của người mẹ.

Trên đây là nội dung tư vấn về trường hợp bị tước quyền nuôi con. Nếu chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn hôn luật nhân gia đình để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo