LS Vy Huyền

Mẹ có quyền hạn chế quyền thăm nuôi con của bố không?

Luật sư tư vấn đối với trường hợp mẹ muốn hạn chế thời gian thăm nom con của bố thì phải làm thế nào? Nội dung tư vấn như sau;

Câu hỏi: Dạ em chào anh (chị) : cho em xin được hỏi chút với ạ. Em và chồng em ly hôn được 10 ngày rùi và em có 1 con chung cháu 18 tháng và theo quyết định là em là người trựcc tiếp nuôi dưỡng cháu và trách nhiệm là như nhau em không yêu cầu cấp dưỡng. Nay bên chồng em ra đón con với thái độ như côn đồ đòi đón cháu em không cản với được là em cho đi đến chiếu mai phải trả em 13/12-chiều ngày 14/12 để em tiện bề chăm sóc con nhưng anh bảo cho đi bao nhiêu ngày cô không có quyền và tôi tự săp xêp 3,4-10 ngày .em nghĩ như vậy không phù hợ, vậy nên em nhờ anh (chị )tư vấn giúp em trong trường hợp này em lên làm gì? Để tiện cho cháu nhỏ không phải đưa đi đón về nhiều lần và không phải là bạ lúc nào bên chồng em cũng có thể đưa cháu đi mà em không được lên tiếng gì và sau này cháu nó không bị ảnh hưởng.

Trả lời: Cám ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, với yêu cầu của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì sau khi ly hôn, bố của con bạn có quyền được thăm nom con mà không ai có quyền ngăn cản, theo đó, việc bạn muốn hạn chế quyền thăm con của chồng cũ bạn là rất khó (trừ trường hợp có căn cứ chứng minh chồng cũ của bạn có hành vi lợi dùng việc năm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm soc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì bạn có quyền yêu cầu tòa hạn chế quyền thăm non con của anh ấy). Cụ thể:

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Đối với trường hợp của bạn không muốn chồng cũ của bạn đưa đón con đi lại nhiều lần hoặc đón con đi quá lâu thì bạn và chồng cũ nên thỏa thuận lại với nhau về vấn đề thăm nuôi con, theo đó, hai bên có thể thỏa thuận cụ thể số lần thăm con trong 1 tháng và thời gian thăm con là bao lâu hoặc có thể thỏa thuận về việc bố phải thông báo cho mẹ về thời gian muốn được thăm con để mẹ có thể sắp xếp nhằm hạn chế ảnh hưởng đến cuộc sống của con.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn hôn nhân gia đình trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169