Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Mẫu đơn xin thay đổi quyền nuôi con, kiện đòi quyền nuôi con

Chào luật sư, nhờ luật sư tư vấn cho tôi xin mẫu đơn xin thay đổi người nuôi con, khởi kiện đòi lại quyền nuôi con như sau: Vợ chồng tôi ly hôn được 1 năm và tòa án có phán quyết cho vợ tôi là người nuôi con, còn tôi cấp dưỡng. Tuy nhiên vợ cũ tôi sắp lập gia đình và để con ở cùng ông bà ngoại. Tôi hiện có đủ điều kiện nhà ở và thu nhập để có thể trực tiếp nuôi con. Tôi đã làm hồ sơ gửi tòa án nhưng muốn xin mẫu đơn thay đổi quyền nuôi con để tham khảo và chuẩn bị thêm. Tôi xin cảm ơn

- Tư vấn: Mẫu đơn thay đổi người nuôi con, đơn khởi kiện đòi quyền nuôi con

Trả lời:

Chào bạn, trường hợp bạn hỏi về mẫu đề nghị thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn, chúng tôi cung cấp mẫu đơn sau đây để bạn tìm hiểu, tham khảo thêm.

Nội dung trong đơn yêu cầu thay đổi người nuôi con sau ly hôn bao gồm thông tin về vợ/chồng, quyền nuôi con theo quyết định của tòa, lý do yêu cầu thay đổi người nuôi con và các thông tin khác liên quan, cụ thể như đính kèm trên đây:

-------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

ĐƠN KHỞI KIỆN

THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU LY HÔN

Kính gửi: Tòa án nhân dân quận/huyện ...

Tên tôi là: Lê Văn A             Sinh năm: 1989

Nghề nghiệp: Nhân viên ngân hàng

Hộ khẩu thường trú:..........................................

Tạm trú:.............................................................

Điện thoại liên hệ:..............................................

Tại bản án, quyết định:......................................

Tại:................. ngày...tháng...năm......... của Tòa án nhân dân ........

Về phần con chung:..........................................

..........................................................................

Hiên con chung đang ở với anh (chị)................

là.............................  trực tiếp nuôi dưỡng           

Hộ khẩu thường trú:..........................................

Tạm trú:.............................................................

Điện thoại liên hệ:.............................................

Nhưng nay do hoàn cảnh của tôi:....................

.........................................................................

Tôi đề nghị Tòa án giải quyết cho tôi được trực tiếp nuôi con chung là:............
 

Hồ sơ kèm theo đơn:

1. Bản án/quyết định ly hôn (bản sao)

2. Giấy khai sinh của con (bản sao)

3 ......

Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 20xx

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên) 

---------------

- Quyền thay đổi họ cho con sau khi vợ chồng ly hôn quy định thế nào?

Câu hỏi:

Xin chào công ty Luật Minh Gia, Tôi muốn tư vấn 1 việc như sau: gia đình tôi hiện có 2 cháu sinh đôi, 2 cháu đã 14 tuổi rồi. Còn bố các cháu không nhận các cháu từ khi cháu có 1 tuổi, cũng không bao giờ qua lại hỏi han gì đến các cháu cả.  Và trước khi sinh 2 cháu vợ chồng tôi đã li hôn rồi. Nên tôi muốn đổi họ cho con tôi thì bố cháu mất. Vậy tôi có thể làm giấy tờ đổi họ cho con tôi không? Hoặc có cách nào xin công ty có thể tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn, yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Về quyền thay đổi họ cho con

Theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 về quyền thay đổi họ cụ thể như sau:

"Điều 27. Quyền thay đổi họ

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

...

g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ."

Theo đó, trong trường hợp bạn muốn thay đổi họ cho con và con cũng đồng ý thì có thể thực hiện được thủ tục thay đổi họ cho con và thủ tục sẽ được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý dù thay đổi họ nhưng sẽ không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.

Trân trọng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169