LS Vy Huyền

Ly hôn với người nước ngoài, phải làm như thế nào?

Hiện tại chị tôi đã kết hôn với công dân Indonesia, đã có visa và có 1 con 7 tuổi.Chị tôi kết hôn tại đó và sinh sống bên đó 10 năm rồi. Nhưng có thể là không đạt được mục đích hôn nhân......Bây giờ nếu mà ly hôn thì chị tôi phải làm sao để được quyền nuôi con và đem con về Việt Nam?

Xin chào Luật sư !

Hiện tại chị tôi đã kết hôn với công dân Indonesia, đã có visa và có 1 con 7 tuổi.Chị tôi kết hôn tại đó và sinh sống bên đó 10 năm rồi. Nhưng có thể là không đạt được mục đích hôn nhân, chồng chị thì đi làm từ 5h sáng đến 6 7h tối mới về. Việc nuôi nấng chăm sóc dạy dỗ gì cũng 1 mình chị tôi hết. Chồng chị cứ đi làm rồi về, rồi chơi game có khi đến 2 3h sáng, ít quan tâm đến vợ con lắm. Đâm ra chị tôi chán nãn và nãy sinh tình cảm với 1 công dân Việt Nam mình. Khi chồng chị biết được thì k cho chị dùng điện thoại, thậm chí không cho về Việt Nam thăm ba mẹ. Chịu không được nên chị tôi trốn về Việt Nam sống khoảng 2 3 tháng thì chồng chị lại nói là nếu chị không về thì chị sẽ không còn được gặp con nữa. Chị tôi phải cắn lòng đành quay về đó nhưng họ thường xuyên cãi vã nhau. Thậm chí có những lúc chồng chị ép buộc chị quan hệ tình dục nhưng mà chị không cho. Rồi 2 người lại cãi nhau. Bây giờ nếu mà ly hôn thì chị tôi phải làm sao để được quyền nuôi con và đem con về Việt Nam?

Kính mong quý Luật sư giúp em !

Trà lời tư vấn: Với vấn đề của chị bạn, Luật Minh Gia tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn đưa ra, chị của bạn có kết hôn với một người Indonesia, nhưng do trong thời gian chung sống, bất đồng về cách sống dẫn tới mâu thuẫn. Hiện tại, không thể tiếp tục chung sống. Vì vậy, chị của bạn muốn ly hôn và giành được quyền nuôi con.

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam, quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn được xác định như sau: 

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Tuy nhiên, đối với trường hợp có yếu tố nước ngoài, theo quy định tại Điều 127, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về Ly hôn có yếu tố nước ngoài:

1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.

2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Như vậy, trường hợp chị của bạn và chồng thường trú tại Indonesia, không thường trú tại Việt Nam, việc ly hôn sẽ giải quyết theo pháp luật của Indonesia.

Trường hợp này, chị của bạn có thể tìm một luật sư ở Indonesia để có thể giúp chị bạn thực hiện việc ly hôn và giành quyền nuôi con hoặc hoặc liên hệ tới cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại Indonesia để được hỗ trợ thủ tục. 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn