Ly hôn vấn đề nuôi con giải quyết thế nào?
Còn vợ em xin làm công nhân thu mua lúa ở quê,hay đi các huyện,các tỉnh, với mức lương cơ bản 3.500 1 tháng.Nếu thu mua ở huyện thi sang đi làm từ 7h sáng đến nữa đêm mới về co khi 9h,10h,và 1h 2h sáng mới về, còn đi các tỉnh thi 3ngay đến 1 tuần thì mức thu nhập là 5.500 1 tháng, con em thì để cho ông bà ngoại trông coi sáng ông hoặc bà đưa đi học chiều ông hoặc bà đón về, mà bà ngoại bị tai biến nên tai bị diếc không nghe dc,cháu hiện nay được 5 tuổi, nếu giờ 2 vợ chồng xin ly hôn em muốn được quyền nuôi con có được hay không và làm cách nào để em xin được quyền nuôi con.em nhờ luật sư tư vấn giúp giùm em. Xin cảm ơn luât sư!
Trả lời tư vấn:
Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
=> Tư vấn điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn
=> Giành quyền nuôi con khi ly hôn
Theo đó, nếu bạn muốn giành quyền trực tiếp nuôi dưỡng con sau ly hôn thì sẽ phải chứng minh được khả năng về kinh tế, tinh thần để đảm bảo cho con. Trên cơ sở chứng minh Tòa án sẽ xem xét ai đảm bảo tốt nhất cho con thì Tòa sẽ giao quyền trực tiếp chăm sóc cho người đó nuôi.
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
=================
Câu hỏi thứ 2:
=> Giành quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn
Câu hỏi đề nghị tư vấn:
Xin chào luật sư.Tôi và vợ có những mâu thuẫn hiện không thể kéo dài tiếp tục cuộc hôn nhân này. Vợ tôi sinh 2 đứa con gái , 1 đứa 6 tuổi , 1 đứa được 5 tháng tuổi. Tôi muốn ly hôn nhưng tôi không muốn nuôi con vì công việc của tôi rất bận không có thời gian chăm sóc chúng tôi chỉ có thể chu cấp cho 2 đứa . Vợ tôi cũng nói sẽ không nuôi đứa nào để cho tôi nuôi hết và sẽ lấy lí do không có công việc làm ổn định để nuôi 2 đứa. Vậy trong trường hợp này nếu ra toà sẽ giải quyết như thế nào? Và tôi phải làm sao để mẹ cô ấy nuôi 2 đứa trẻ. Tôi xin cảm ơn, mong nhận được email phản hồi từ phía luật sư. Trân trọng!
Trả lời tư vấn:
Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:
Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
"1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
Theo quy định, khi ly hôn thì vấn đề nuôi con do hai bên thỏa thuận với nhau, nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu TAND giải quyết. Khi đó, TAND sẽ dựa vào những giấy tờ chứng minh điều kiện của hai bên cha và mẹ, xem xét bên nào có thể đáp ứng được điều kiện để trực tiếp nuôi con thì TAND giao quyền nuôi con cho bên đó. Hiện nay, anh không muốn giành quyền nuôi con thì cần đưa ra những chứng cứ chứng minh điều kiện khó khăn hiện tại của mình và đưa ra những chứng cứ chứng minh người vợ có thể đáp ứng những quyền lợi tốt nhất cho hai con so với anh. Nếu hai bên đều có những khó khăn và điều kiện ngang bằng nhau thì TAND có thể giao cho mỗi bên nuôi một con để đảm bảo quyền lợi của trẻ
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất