Nông Bá Khu

Ly hôn có yếu tố nước ngoài vắng mặt quy định thế nào?

Trong cuộc sống hằng ngày các gia đình đặc biệt vợ chồng không thể tránh khỏi mẫu thuẫn. Nhiều trường hợp mẫu thuẫn quá lớn đi đến ly hôn. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Hiện nay có hai hình thức ly hôn là thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn. Qua bài viết này Luật Minh Gia tư vấn trường hợp hỏi về ly hôn có yếu tố nước ngoài nhưng vắng mặt như sau:

1. Luật sư tư vấn giải quyết ly hôn vắng mặt

Ly hôn là phương án cuối cùng khi hai bên vợ chồng không thể giải quyết vấn đề xung đột và mong muốn chấm dứt mối quan hệ hôn nhân. Trình tự thủ tục đối với từng trường hợp ly hôn ra sao? Tài sản chung của vợ chồng sẽ được phân chia như thế nào? Nếu bạn gặp khó khăn hoặc không hiểu vấn đề này hoặc bất kỳ vấn đề pháp lý nào, đừng ngần ngại hãy liên lạc với chúng tôi để được hỗ trợ các vấn đề pháp lý.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tư vấn trường hợp thuận tình ly hôn vắng mặt cả hai vợ chồng

Câu hỏi:

Xin chào luật sư, em xin trình bày vấn đề của vợ chồng e như sau: Em quê ở Tiền Giang, anh ấy quê ở Hậu Giang. Bọn e đăng ký kết hôn ở Hậu Giang, hiện tại bọn em đang làm việc ở Đài Loan. Em kết hôn từ tháng 4 năm 2014, cuộc sống thường xảy ra mâu thuẩn nên bọn e quyết định ly hôn. Bọn em không có tài sản và con cái ạ mong được luật sư tư vấn về thủ tục ly hôn.

Trả lời tư vấn:

Chào chị, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn, đối với yêu cầu hỗ trợ của chị chúng tôi đã tư vấn như sau:

- Qyền lựa chọn hình thức ly hôn

Theo thông tin chị đã cung cấp thì hai anh chị đều có mong muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân, về con cái thì chưa có con chung, về tài sản thì cả hai tự thỏa thuận. Không có bất kỳ tranh chấp nào nên trong trường hợp này được xác định là sẽ tiến hành theo thủ tục ly hôn thuận tình

- Quy định về thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

Theo Khoản 2 Điều 127 Luật hôn nhân gia đình 2014: “Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam”.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay thì việc ly hôn bắt buộc Tòa án phải tổ chức hòa giải tại Tòa án. Nếu hai anh chị sống thường trú ở nước ngoài thì có thể ly hôn theo luật của nước sở tại. Trường hợp cả hai người không thể về Việt Nam, nếu pháp luật nước ngoài cho phép, họ có thể yêu cầu tòa án nước ngoài xử cho ly hôn, sau đó gửi bản án về Việt Nam xin công nhận tại Việt Nam.

Đối với trường hợp hai anh chị là tạm trú ở nước ngoài thì thủ tục ly hôn phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cụ thể là về thẩm quyền của Tòa án các cấp, theo Khoản 3 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

“... Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này”.

Vì 2 anh chị đều đang ở nước ngoài nên theo điểm c Khoản 1 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, việc nộp đơn xin ly hôn và giải quyết ly hôn sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Pháp luật Việt Nam quy định đối với thủ tục ly hôn thì hòa giải là thủ tục bắt buộc. Bên cạnh đó việc tòa án phải xác nhận ý chí của các bên có thỏa thuận yêu cầu gì, có bị bắt ép hay đe dọa hay không. Bởi vậy rất khó để thực hiện ly hôn nếu cả 2 vợ chồng đều ở nước ngoài và không thể có mặt tại Việt Nam để giải quyết thủ tục ly hôn.

---

3. Thủ tục ly hôn khi có 3 con như thế nào?

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi có một vấn đề rất cần Luật sư tư vấn. Tôi có một người anh trai đã kết hôn và có 3 người con ( cả 3 cháu tính đến thời điểm hiện giờ đều trên 7 tuổi) . Anh trai và chị dâu tôi đến với nhau qua giới thiệu và cũng không có tình yêu gì sâu đậm nhưng do tuổi cũng đã cao nên anh vẫn chấp thuận cuộc hôn nhân này.

Anh chị tôi kết hôn năm 201x. Năm 201x, khi vừa sinh cháu út được 6 tháng chị bị tai nạn chấn thương sọ não và kể từ đó về ở bên nhà ngoại cho đến thời điểm bây giờ. Anh trai tôi kể từ thời điểm đó vẫn một mình vừa nuôi 3 đứa con nhỏ, vừa hàng tháng vẫn chu cấp tiền sinh hoạt cho chị. Do mục đích hôn nhân không đạt được,2 bên không còn tình yêu anh tôi muốn làm đơn li hôn nhưng vẫn chủ động muốn lo cho 3 đứa con vì chị không thể làm ra kinh tế nhưng chị không đồng ý. Trong suốt thời gian 7 năm nay anh chị không còn chung sống với nhau và cả 2 cũng đã nhiều lần đi tìm hiểu người khác nhưng khi đưa đơn li hôn, chị và gia đình bên ngoại không đồng ý vì sợ anh sẽ không chu cấp tài chính cho chị nữa, còn việc anh lấy thêm ai khác họ không quan tâm.

Anh tôi đã chủ động gợi ý cho chị một căn hộ trị giá hơn 2 tỷ nhưng chị vẫn không đồng ý và muốn căn nhà trị giá cao hơn. Anh tôi từ bé đã chịu nhiều vất vả, thiệt thòi trong cuộc sống, mọi tài chính trong gia đình đều do anh làm ra và chị cũng không có đóng góp gì (vì trong suốt 6 năm lấy anh chị không đi làm, chỉ ở nhà sinh 3 đứa con, khi sinh cháu út được 6 tháng chị bị tai nạn rồi về ở hẳn nhà bố mẹ đến thời điểm bây giờ) . Tưởng anh tôi lấy vợ sẽ có được cuộc sống hạnh phúc nhưng có lẽ đây là gánh nặng lớn nhất cuộc đời anh vì 2 bên không có tình cảm, anh lại môt mình cáng náng 3 đứa con và rất khó khăn để thoát khỏi cuôc hôn nhân này (vì chị vẫn bị ảnh hưởng bởi chấn thương sọ não và gia đình bên chị không ai đồng ý li hôn cho nên không có ai đứng ra đại diện). Anh tôi thực sự rất muốn dứt bỏ cuộc hôn nhân này và đi thêm bước nữa. Mong Luật Sư tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn, theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014.

“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Ly hôn theo yêu cầu của một bên, theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014.

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Từ những  quy định trên  của pháp luật thì trong thời kì hôn nhân thì vợ và chồng đều có quyền yêu cầu ly hôn, chính vì vậy anh của bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện ra tòa để yêu cầu đơn phương ly hôn. Vì vợ của anh bạn không đang thời kì mang thai hay nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nên anh trai bạn có quyền đơn phương ly hôn.

Hồ sơ và thủ tục ly hôn thì bạn có thể tham khảo bài viết sau:

>> Hướng dẫn thủ tục ly hôn

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo