Ly hôn khi vợ vắng mặt tại nơi cư trú
Mục lục bài viết
1. Giải quyết ly hôn khi một bên vắng mặt tại nơi cư trú
Câu hỏi:
Chào luật sư cho tôi hỏi về việc ly hôn khi một bên vợ vắng mặt tại nơi cư trú, bỏ đi biệt tích như sau: Tháng 1/201x,Tôi ở tỉnh A kết hôn với vợ tôi ở B (Đăng ký kết hôn tại B), Sau đó vợ chồng tôi chuyển ra A sinh sống, đồng thời, vợ tôi đã làm thủ tục cắt khẩu tại B và chuyển khẩu ra A nhưng đến nay chưa làm được thủ tục nhập khẩu tại B (Hiện nay vợ tôi không có hộ khẩu thường trú tại A và B).
Vợ chồng tôi sinh sống với nhau được 02 tháng thì vợ tôi bỏ nhà ra đi đến nay chưa về và tôi không biết địa chỉ sinh sống và làm việc của vợ tôi. Tôi đã đến tòa án nhân dân huyện tại huyện ở TTH để xin làm thủ tục ly hôn đơn phương; tòa án yêu cầu vợ tôi phải có hộ khẩu tại huyện ở TTH mới tiến hành giải quyết ly hôn.
Nhưng hiện nay tôi vẫn không làm được thủ tục đăng ký thường trú cho vợ tôi. Vậy để tiến hành ly hôn thì tôi phải làm gì. Kính xin quý cơ quan hướng dẫn giúp đỡ. Xin cám ơn!
Trả lời:
Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Yêu cầu của bạn tôi xin được tư vấn như sau:
- Quy định về ly hôn với người vắng mặt tại nơi cư trú
Theo quy định của pháp luật, việc ly hôn đơn phương với người mất tích chỉ được thực hiện khi không có mặt của bên bị đơn trong trường hợp bị đơn mất tích hai năm liền trở lên .
>> Tư vấn giải quyết ly hôn vắng mặt, gọi: 1900.6169
Trường hợp của bạn, bạn có nêu vợ chồng bạn kết hôn từ tháng 1/2015 sau hai tháng chung sống vợ bạn bỏ nhà ra đi không biết tung tích. Căn cứ quy định của pháp luật, trường hợp của bạn nếu vợ bạn đã bỏ nhà ra quá thời hạn 06 tháng sau khi vợ bạn bỏ đi, bạn có thể xin xác nhận của xã, phường sau đó gửi đơn tới tòa án nơi cư trú trước đây của vợ mình để yêu cầu tòa án tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú.
Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú phải được đăng trên báo hàng ngày của Trung ương trong 03 số liên tiếp và phát sóng trên đài Phát thanh hoặc Đài truyền hình của Trung ương 03 lần trong 03 ngày liên tiếp.
Sau khi ra thông báo tìm kiếm nhưng vẫn không xác định được thông tin của vợ bạn và kể từ ngày bỏ đi đã biệt tích hai năm liền trở lên thì yêu cầu tòa án tuyên bố mất tích. Sau đó gửi đơn xin ly hôn cùng các giấy tờ liên quan tới Tòa án nơi bạn đang cư trú để làm thủ tục xin ly hôn như thủ tục chung.
- Quy định về tuyên bố một người mất tích
Bộ luật dân sự quy định về tuyên bố một người mất tích như sau:
“1. Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.”
- Như vậy, trong trường hợp của bạn, vợ bán mới chỉ đi khỏi nơi cư trú được 1 thời gian từ đó đến nay là gần một năm. Do vậy bạn vẫn chưa đủ căn cứ để tuyên bố một người mất tích theo quy định của pháp luật.
- Nếu bạn xác định được người thân vợ bạn biết nơi cô ấy đang cư trú nhưng không tiết lộ thông tin, bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án để gửi thông báo tới người thân của vợ bạn yêu cầu cung cấp địa chỉ cư trú hiện tại của vợ mình. Sau đó có thể sử dụng mẫu đơn xin ly hôn để viết và gửi tới tòa án nơi anh đang cư trú để được thụ lý giải quyết.
---
2. Giải đáp thắc mắc về ly hôn vắng mặt
Câu hỏi:
Chào luật sư! Chúc mừng năm mới. Nhờ luật sư tư vấn cho tôi vấn đề này. Tôi có người anh họ, đã ly hôn vợ từ năm 2011, 2 vợ chồng đã ký xong thủ tục ly hôn và có giấy gọi của toà án nhân dân thành phố YB, tuy nhiên anh tôi chỉ ký giấy và không lên toà án và đi từ năm đấy bây giờ mới về nên không biết được toà đã giải quyết thủ tục ly hôn hay chưa, gia đình đã lên toà án hỏi nhưng họ không tìm được. Vậy nhờ luật sư tư vấn hộ tôi làm cách nào hay đơn từ gì để biết được anh tôi đã ly hôn hay chưa nếu đã ly hôn rồi thì làm như thế nào để xin được bản quyết định ly hôn hay bản sao lục bản án ly hôn? Xin cảm ơn luât sư, chúc đại gia đình năm mới mạnh khoẻ, an khang thịnh vượng.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Về thắc mắc của bạn về việc Tòa đã giải quyết thủ tục ly hôn hay chưa, Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:
“1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.
2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật:
b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét vắng mặt họ;
c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;
d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;
đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.”
Anh của bạn không có mặt sau lần đầu tiên nhận được giấy gọi của Tòa án và đi xa từ lúc ấy, tức là anh bạn cũng không có mặt và không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hay người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi Tòa triệu tập hợp lệ lần hai, như vậy Tòa sẽ xét xử vắng mặt anh bạn. Anh bạn và vợ cùng kí vào đơn ly hôn, do vậy việc ly hôn là thuận tình. Việc giải quyết ly hôn thuận tình dựa trên sự đồng thuận của các bên mà khi một bên vắng mặt thì sẽ rất khó khăn Cho nên, anh bạn cần hỏi lại vợ cũ hoặc liên hệ với Tòa án để biết được tiến trình giải quyết vụ việc hiện đang trong giai đoạn nào.
Trong trường hợp anh bạn đã ly hôn thì bạn có thể làm thủ tục xin bản án quyết định ly hôn hoặc bản sao trích lục bản án ly hôn được thực hiện sau khi đã có bản án, anh bạn có thể làm đơn gửi đến Tòa án nhân dân đã giải quyết việc ly hôn để xin sao lục bản án, quyết định ly hôn. Trong nội dung đơn, anh cần cung cấp số bản án, quyết định ly hôn. Để lấy được số quyết định ly hôn, anh bạn cần liên hệ với cơ quan hộ tịch trước đây đã đăng ký kết hôn cho anh bạn để xin thông tin về quyết định ly hôn của mình.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất