Có được ly hôn khi vợ đang mang thai?
1. Điều kiện và thủ ly hôn khi vợ đang mang thai
Câu hỏi:
Xin chào Công Ty Luật Minh Gia! Em tên là Nguyễn H Th xin được tư vấn về thủ tục ly hôn. Vợ chồng em kết hôn được 2 tháng nhưng em co bầu được 5 tháng. Hiện tại em không co công việc làm chỉ ở nhà ba mẹ ruột nuôi. Trong thời gian quen nhau và đi đến hôn nhân em đã bị chồng đánh rất nhiều kể cả lúc em đang mang thai.
Bây giờ em không thể sống với chồng em được nữa, em muốn ly hôn. Về phần tài sản thì khi cưới em bên chồng cho em là đôi bông tai 2 chỉ vàng tay, sợi dây chuyền 5 chỉ vàng Ý. Nhưng vợ chồng em đã sử dụng hết 3 chỉ vàng Ý. Hiện tại em dang giữ sợi dây chuyền và đôi bông tai.
Mục đích em muốn được ly hôn và hiện tại vẫn đang mang thai. Vậy cho em hỏi về việc ly hôn trường hợp của em. Mong luật sư tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi đề nghị tư vấn đến Luật Minh Gia, trường hợp bạn hỏi chúng tôi tư vấn, trả lời bạn như sau:
- Căn cứ pháp lý xin ly hôn
Theo quy định tại Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 về Quyền yêu cầu giải quyết việc ly hôn cụ thể như sau
"Xem chi tiết quyền yêu cầu ly hôn"
Như vậy, theo quy định tại khoản 3 trên đây thì người chồng của bạn không được quyền yêu cầu ly hôn khi bạn đang mang thai. Tuy nhiên, theo quy định của điều luật trên, người vợ vẫn có quyền xin ly hôn trong khi đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (kể cả trường hợp hai người thuận tình ly hôn). Cho nên nếu việc tiếp tục chung sống với chồng bạn mà làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn và/hoặc bào thai trong bụng bạn, thì bạn có quyền nộp đơn xin ly hôn và tòa án sẽ thụ lý và giải quyết.
- Căn cứ để Tòa chấp nhận yêu cầu ly hôn
Theo quy định pháp luật hôn nhân gia đình thì căn cứ cho ly hôn trường hợp của bạn (ly hôn do một bên vợ yêu cầu) quy định như sau:
Về tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:
- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
- Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;
b) Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này.
Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
c) Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.
Theo như bạn trình bày, trong thời gian quen nhau, sau khi kết hôn, ngay cả khi mang thai chồng bạn cũng thường xuyên đánh đập bạn. Như vậy, mục đích của hôn nhân là xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững đã không đạt; Quan hệ hôn nhân đã ở vào tình trạng trầm trọng, giữa hai người đã tồn tại những mâu thuẫn gay gắt, không thể điều hoà được, tình cảm đã lạnh nhạt, không còn yêu thương, quý trọng nhau nữa; Đời sống chung của vợ chồng bạn không thể kéo dài hơn nữa. Những mâu thuẫn này chỉ có thể giải quyết bằng quyết định cuối cùng của Toà án cho chấm dứt quan hệ hôn nhân. Bạn yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn nên cần cung cấp các chứng cứ thỏa mãn các điều kiện như trên để Tòa có thể chấp nhận yêu cầu xin ly hôn của bạn.
- Về việc chia tài sản chung khi ly hôn
Theo quy định tại Luật Hôn nhân gia đình năm về Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì:
"Xem chi tiết nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn"
Như vậy, vợ chồng bạn có thể tự thỏa thuận chia tài sản chung, nếu không tự thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
Về tài sản là sợi dây chuyền và đôi bông tai bố mẹ chồng cho bạn và bạn đang giữ,bạn không nên ghi trong đơn ly hôn là tài sản chung. Nếu chồng bạn muốn chia tài sản đó thì phải yêu cầu tòa giải quyết.
- Về quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn
Căn cứ Điều 88 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 thì.
"1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định."
Như vậy, bạn đang có thai 5 tháng trong thời kỳ hôn nhân nên khi con bạn sinh ra vẫn xác định là con chung của vợ chồng bạn.
- Về quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn
Theo quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:
Như vậy, về nguyên tắc, khi con bạn sinh ra bạn có quyền trực tiếp nuôi con nếu bạn và chồng bạn không có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp bạn trực tiếp nuôi con thì chồng bạn vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con.
"Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con."
Mức cấp dưỡng cho con do cha, mẹ thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
- Hồ sơ yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn bao gồm
"Xem hướng dẫn chi tiết hồ sơ cần chuẩn bị"
- Thẩm quyền giải quyết việc ly hôn
Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Toà án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về hôn nhân gia đình, gồm: Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; ranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; Tranh chấp về cấp dưỡng; Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân...
Cụ thể, Toà án có thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn theo thủ tục sơ thẩm là Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi một trong các bên ly hôn cư trú, làm việc.
Chúc bạn mẹ tròn con vuông và sẽ giải quyết được vấn đề của mình.
---
2. Tư vấn quy định về ly hôn khi vợ đang mang thai
Câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi vấn về ly hôn khi người vợ đang mang thai như sau ạ: Em đang mang bầu được 5 tháng, nhưng vợ chồng em hay xảy ra mâu thuẫn cãi vã. Chồng em đã quyết định muốn ly hôn với em. Cho em hỏi nếu em đang mang thai mà chồng em là người viết đơn, rồi em ký có được tòa án giải quyết ly hôn không ạ? Em xin cảm ơn.
Trả lời:
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với trường hợp trên chúng tôi tư vấn như sau:
Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về thuận tình ly hôn:
“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”
Như vậy, mặc dù hiện nay bạn đang mang thai nhưng cả chồng bạn và bạn đều đã thỏa thuận với nhau về việc ly hôn, vấn đề giải quyết chia tài sản và quyền trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ xem xét sự tự nguyện của hai bên để công nhận yêu cầu thuận tình ly hôn.
Còn trong trường hợp người chồng muốn đơn phương ly hôn khi vợ mang thai thì sẽ không được giải quyết theo căn cứ tại Khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 : "3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi’. Đây là quy định của pháp luật để bảo đảm quyền lợi cho bà mẹ và trẻ em.
Trân trọng.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất