LS Hoài My

Ly hôn khi một bên đương sự ở nước ngoài giải quyết thế nào?

Ly hôn đơn phương là ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng. Ly hôn có yếu tố nước ngoài là các trường hợp ly hôn mà đương sự có yếu tố nước ngoài hoặc tài sản ở nước ngoài. Luật Minh Gia tư vấn về thủ tục ly hôn như sau:

1. Luật sư tư vấn về ly hôn

Ly hôn có yếu tố nước ngoài luôn phức tạp hơn so với những trường hợp ly hôn khác. Ly hôn với người nước ngoài là một trong các trường hợp như vậy. Khi ly hôn, việc xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn là rất quan trọng vì từ đó bạn mới biết nộp đơn ly hôn ở đâu và vụ việc sẽ được giải quyết tại Tòa án cấp nào, tại địa phương nào? Trong bài viết dưới đây, Luật Minh Gia sẽ tư vấn cho bạn thẩm quyền giải quyết ly hôn với người nước ngoài tại Việt Nam.

Trong quá trình tham khảo bạn có câu hỏi hoặc bất kỳ vướng mắc nào thì hãy liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ giải đáp mọi vướng mắc của bạn một cách nhanh chóng và chính xác.

2. Đơn phương ly hôn có yếu tố nước ngoài

Câu hỏi tư vấn: Năm 201x, tôi sang nước ngoài để sống chung với chồng, nhưng cuộc sống chung không hòa hợp, chúng tôi cãi nhau thường xuyên, anh ta xem thường tôi và gia đình tôi, thường xuyên sỉ nhục tôi, hơn thế nữa, trong đời sống chung anh ta không hề tôn trọng tôi, không hề bàn bạc với tôi bất cứ vấn đề lớn bé gì, và tôi không được quyền xen vào ''chuyện riêng'' của anh ta. Tôi thì gần 40 tuổi rồi và lại bị nhân xơ tử cung nên rất mong có một đứa con trước khi quá muộn màng nhưng anh ta thì nhất mực không đồng ý (dù trước khi cưới tôi đã bàn trước với anh ta rồi nên mới quyết định cưới), vì anh ta đã có con riêng với bạn gái cũ trước khi chúng tôi quen biết nhau. Anh ta sỉ nhục tôi và bảo rằng vì tôi là một con điên nên anh ta không muốn có con với một con điên vì đứa con sinh ra cũng điên, ....vv và vv.... Nói chung là cuộc sống của tôi như một địa ngục trần gian, nhưng nếu bảo tôi đưa ra chứng cứ trước tòa thì thật sự rất khó cho tôi để chứng minh được rằng anh ta sỉ nhục, không tôn trọng tôi và gia đình tôi, và rằng cuộc sống của tôi như địa ngục.

Tôi muốn về và ở hẳn Việt Nam vì tôi không thể chịu đựng nổi nữa, và để làm lại cuộc đời, để trở lại với cuộc sống bình thường của tôi như trước khi chưa quen biết anh ta. Nhưng trên hết tôi muốn phải ly hôn dứt điểm với anh ta để tránh phiền toái về sau, và để có thể hợp pháp sinh một đứa con trước khi quá muộn (bằng việc mua tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng của bệnh viện, chứ tôi không hề có nhân tình hay quen biết ai ngoài luồng), và dĩ nhiên là tôi muốn về Việt Nam xin ly hôn (tôi vẫn là công dân VN). Nhưng anh ta thì kiên quyết không chịu hợp tác. Vậy tôi xin hỏi: Trường hợp này tôi muốn xin được ly hôn đơn phương thì có được giải quyết hay không ? Và tôi phải nộp hồ sơ ở đâu ? Nếu anh ta kiên quyết không chịu hợp tác, không đến khi được triệu tập và không ký giấy ủy quyền cho tôi làm mọi thủ tục ly hôn đơn phương, thì tôi phải làm sao?

Xin nói thêm là: Tôi không thể làm đơn xin ly hôn bên Pháp được, thứ nhất vì tôi không rành tiếng Pháp; thứ hai là tôi không có việc làm và anh ta cũng không có chu cấp cho tôi nên tôi không có khả năng trả chi phí ly hôn bên Pháp; thứ ba là anh ta cũng tuyên bố thẳng thừng là ''anh ta nhất quyết không muốn sống chung với tôi nữa, nhưng anh ta cũng nhất quyết không ký vào bất cứ giấy tờ gì liên quan đến hồ sơ ly hôn vì anh ta không chấp nhận chi trả chi phí ly hôn''. Tôi rất mong được tư vấn, vì hiện tại việc ly hôn với tôi là rất cấp bách vì tôi thực sự đã quá mệt mỏi và khổ sở với mối quan hệ này. Tôi xin được cảm ơn quý luật sư.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia. Trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau.

- Thứ nhất là về việc bạn muốn về Việt Nam nộp đơn xin ly hôn:

Điều 123 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài như sau:

“2. Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.”

Bộ luật tố tụng dân sự quy định về Thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh như sau:

“1. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định ...;

....

Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện."

Đối chiếu thêm hướng dẫn Điều 7 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP như sau:

“1. Đương sự ở nước ngoài bao gồm:

a) Đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

b) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

c) Đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

d) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

..............................................................................

5. Không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án

......................................................................................

b) Đối với vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 33 của BLTTDS và được hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và được Tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết có sự thay đổi không còn đương sự, tài sản ở nước ngoài và không cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền củanước ngoài, thì theo quy định tại Điều 412 của BLTTDS, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.”

Căn cứ vào các quy định trên thì trường hợp của bạn sẽ do Tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý.

Theo đó, khi bạn trở về Việt Nam sinh sống và muốn xin ly hôn thì bạn vẫn có quyền đơn phương ly hôn. Bạn nộp Đơn ly hôn kèm theo giấy tờ, tài liệu xin ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bạn sinh sống.

- Thứ hai là về việc chồng bạn không đến khi có triệu tập:

Bộ luật tố tụng dân sự  quy định về Sự có mặt của bị đơn tại phiên toà như sau:

“1. Bị đơn phải có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên toà.

2. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Toà án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.”

Theo đó, nếu chồng bạn bị triệu tập mà không đến mà không có lý do chính đáng hoặc bị triệu tập lần 2 vẫn không đến thì Tòa án vẫn tiến hành giải quyết cho bạn.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169