Ly hôn khi bị hạn chế khả năng nhận thức thực hiện thế nào?
Trả lời: Chào anh chị, cảm ơn anh chị đã quan tâm gửi câu hỏi tư vấn, trường hợp trên chúng tôi tư vấn như sau:
Trước hết phải xác định có đúng là bị đơn bị mất năng lực hành vi dân sự hay hạn chế năng lực hành vi dân sự hay không. Thực tế, có những trường hợp đương sự nói xấu, vu cáo bên kia là điên, mắc bệnh tâm thần để Tòa án không tin lời trình bày của bên kia hoặc tước quyền tham gia tố tụng trực tiếp của họ.
Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn theo quy định pháp luật
Mặt khác, phải xác định nếu là mất năng lực hành vi dân sự thì mất trước hay sau khi kết hôn. cụ thể:
Trường hợp thứ nhất: Nếu là mất năng lực hành vi dân sự trước khi kết hôn thì là hôn nhân trái pháp luật, khi đó đương sự thực hiện thủ tục yêu cầu hủy hôn nhân trái pháp luật.
Trường hợp thứ hai: Nếu việc mất năng lực hành vi dân sự là sau khi kết hôn và không có vi phạm nào khác thì hôn nhân vẫn hợp pháp, khi đo đương sự cần tiến hành giải quyết theo trình tự ly hôn; tất nhiên là phải có người giám hộ đại diện theo đúng quy định của pháp luật.
Câu hỏi tư vấn: Vợ chồng tôi lấy nhau đến nay đựơc 6 năm, có hai con gái bé đầu năm nay 4 tuổi còn bé sau gần 2 tuổi. Chồng tôi bị bệnh tâm thần từ trứơc khi lấy tôi, sau này ở chung nhà tôi mới phát hiện và tôi đưa chồng chạy chữa khắp nơi nhưng bệnh ngày nặng, thương chồng sáu năm qua tôi chịu đựng mặc chồng mỗi khi bệnh tái phát là đánh đập, chửi rủa, một phần vì hai con còn nhỏ sống cảnh không có ba thì tội các con.
Hồ sơ đơn phương ly hôn và quyền nuôi con sau ly hôn quy định thế nào?
Câu hỏi tư vấn: Vợ chồng tôi lấy nhau đến nay đựơc 6 năm, có hai con gái bé đầu năm nay 4 tuổi còn bé sau gần 2 tuổi. Chồng tôi bị bệnh tâm thần từ trứơc khi lấy tôi, sau này ở chung nhà tôi mới phát hiện và tôi đưa chồng chạy chữa khắp nơi nhưng bệnh ngày nặng, thương chồng sáu năm qua tôi chịu đựng mặc chồng mỗi khi bệnh tái phát là đánh đập, chửi rủa, một phần vì hai con còn nhỏ sống cảnh không có ba thì tội các con.
Nhưng mỗi khi thấy ba bệnh tâm lý hai cháu đều hoảng sợ, ngủ hay giật mình la hét. Tôi rất lo sợ rằng sống gần người bị bệnh như vậy hai con sẽ bị ảnh hửỏng nên tôi quyết định ly hôn chồng. Mong văn phòng luật Minh Gia tư vấn cho tôi về thủ tục li hôn và quyền nuôi con vì tôi muốn được nuôi hai con. Tôi hịên đang đi làm còn chồng tôi thì ở nhà không có công việc gì cả. Tôi rất mong nhận được sự tư vấn ,giúp đở cuả văn phòng luật Minh Gia.
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
- Thủ tục ly hôn:
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Cụ thể:
Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì bạn có quyền làm đơn ly hôn. Theo đó, hồ sơ đơn phương ly hôn cần chuẩn bị bao gồm:
+ Đơn đơn phương ly hôn (theo mẫu);
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
+ Chứng minh thư hai vợ, chồng và sổ hộ khẩu photo chứng thực;
+ Giấy khai sinh của con;
+ Giấy tờ chứng minh quyền tài sản (nếu có yêu cầu về chia tài sản chung vợ, chồng).
(Hồ sơ bạn sẽ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc cư trú).
- Quyền nuôi con sau ly hôn:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Theo đó, căn cứ vào quy định trên trường hợp sau ly hôn bạn muốn trực tiếp nuôi dưỡng cả hai con thì sẽ thỏa thuận với chồng bạn. Nếu không thỏa thuận được thì đối với con gần 2 tuổi thì Tòa án sẽ ưu tiên trao quyền nuôi dưỡng cho bạn. Đối với con 4 tuổi thì mỗi bên tự chứng minh về các mặt (khả năng kinh tế, yếu tố đảm bảo về mặt tinh thần), trên cở sở Tòa án sẽ xem xét và trao quyền nuôi con cho người đáp ứng điều kiện về mọi mặt tốt nhất cho con.
Tìm hiểu thêm:
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất