Ly hôn đơn phương vắng mặt thực hiện thế nào?
Mục lục bài viết
Khi em mang thai còn bị anh A đánh. Sau đó khi con được 7.8 tháng thì em và anh tuân sống ly thân tận giờ. Đến nay con em được 27 tháng . Em và anh ta không liên lạc, không sống chung anh A cũng không gửi tiền hay liên hệ để nuôi con. Khi mới đăng ký kết hôn anh A làm bộ đội chuyên nghiệp. Em thì chưa có việc làm nhưng nay anh A đã bị đuổi việc không còn làm bộ đội nữa không có ngành nghề gì mà em nghe nói anh A đi làm đòi nợ thuê.
Em thì bây giờ đã làm công nhân may và mở 1 quán may tư nhỏ tại nhà và làm thêm ở quán nên thu nhập khoảng 7.6 triệu 1 tháng. Em làm công ty may gần nhà sáng vẫn đưa con đi học chiều đón con về được. Nay em cũng không còn tình cảm với anh A nên em muốn ly hôn nhưng gia đình anh A không đồng ý dù họ không nuôi cháu họ bao giờ. Họ giấu hết giấy tờ liên quan đến anh A và bảo anh A trốn đi nơi khác mà em không biết để em không làm gì được về khoản giấy tờ và chữ ký. Và nếu ra tòa gia đình họ sẽ giành nuôi con em.
Em nay tha thiết muốn được ly hôn nhưng không biết phải làm sao để giành nuôi con và ly hôn nhanh nhất vì em.hiện tại không nắm được hiện nay anh A đang ở đâu. Có 1 lần em lên tòa xin nộp đơn tại tòa án huyện thì tòa huyện bảo em đăng ký ở xã em vào phải về xã hòa giải . Xã ko hòa giải được mới lên tòa huyện. Em quay vào xã thì xã bảo em phải vào bản hòa giải. Em vào bản thì trưởng bản bảo phải tìm được anh A về gọi 2 gia đình nội ngoại mới hòa giải. Hòa giải 3 lần không được.mới lên xã.
Em không biết phải như thế nào vì nhà em đang ở cách hơn 100km với tòa huyện. 130km với ủy ban nhân dân xã nơi đăng ký. Đi lại thực sự rất vất vả. Mà em không biết anh A ở đâu mà tìm về hòa giải mà có biết chắc gì anh ta đã chịu về ly hôn. Mà nếu tiếp tục chờ đợi hòa giải nhỡ anh ta không còn tiền đánh bạc cá độ anh ta về lại đánh đập dọa nạt em như.hồi sống chung thì sao. Xin luật sư tư vấn giúp em. Em không thể chịu đựng thêm được nữa. Em xin cảm ơn.
1. Tư vấn thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi đưa ra tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất: Về việc hòa giải khi giải quyết ly hôn
Theo quy định Luật Hôn nhân gia đình năm về khuyến khích hòa giải ở cơ sở thì:
“Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở”.
>> Tư vấn giải quyết ly hôn đơn phương vắng mặt
Cơ sở ở đây được hiểu là thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố, cụm dân cư khác như xã, phường, thị trấn. Theo quy định này, thì hòa giải ở cơ sở là giai đoạn không bắt buộc, có áp dụng thủ tục này không là theo sự thỏa thuận của các bên trong tranh chấp; bởi mục đích của hòa giải cơ sở được thực hiện nhằm giúp các bên tự giải quyết các mâu thuẫn, vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ; giữ gìn, củng cố tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân; phát huy đạo lý, truyền thống tốt đẹp trong gia đình,…
Do đó, dù không hòa giải ở bản hoặc UBND bạn vẫn có thể nộp đơn xin ly hôn tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn cư trú.
Thứ hai: Về thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương
- Hồ sơ ly hôn đơn phương
Để chuẩn hồ sơ, giấy tờ giải quyết ly hôn nộp tòa án nhân dân có thẩm quyền, bạn chuẩn bị như sau:
"Xem chi tiết hồ sơ cần chuẩn bị"
Trong trường hợp gia đình chồng bạn đang giữ giấy tờ bản gốc thì bạn có thể đến cơ quan đã cấp những giấy đó để xin bản sao trích lục hộ tịch.
- Thủ tục ly hôn đơn phương
"Xem hướng dẫn chi tiết thủ tục"
Khi thực hiện thủ tục ly hôn, tòa án nhận và thụ lý đơn yêu cầu ly hôn của nguyên đơn, theo quy định tại Điều 146 Bộ luật tố tụng dân sự, tòa án có nghĩa vụ thông báo cho chồng bạn. Nếu Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà chồng bạn không có đơn xin xét xử vắng mặt thì Tòa án sẽ hoãn phiên tòa. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ 2, chồng bạn không đến mà không vì lý do bất khả kháng thì tòa lập biên bản về việc không tiến hành hòa giải được và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung. Nếu chồng chị vẫn không có mặt tại phiên tòa thì tòa án sẽ xét xử vắng mặt bị đơn (theo quy định tại Điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự).
Thứ ba: Về việc giành quyền nuôi con khi ly hôn
Theo quy định tại tại Luật Hôn nhân gia đình năm về quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn như sau:
Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn đang có công việc, thu nhập khoảng hơn 7 triệu/ 1 tháng, còn chồng bạn thì không có công việc, không ở nhà chăm sóc con, hơn nữa con của bạn được 27 tháng tuổi nên có nhiều khả năng Tòa án sẽ cho bạn quyền nuôi con để đảm bảo tốt nhất lợi ích của con.
---
2. Nộp hồ sơ ly hôn đơn phương nhưng không đến tòa giải quyết được không?
Câu hỏi:
Xin chào tổng đài tư vấn pháp luật, tôi gửi đơn xin ly hôn về toà án thì toà án có gọi nói tôi phải về tận quê chồng để đến toà làm thủ tục ly hôn, nếu tôi không về có thể vắng mặt được không? Và nếu trong thời gian ly hôn thì đợi toà giải quyết là bao lâu? Và tôi phải nộp phí là bao nhiêu? Tôi xin chân thành cảm ơn công ty Luật Minh Gia.
Trả lời:
Chào chị, cảm ơn chị đã gửi yêu cầu tư vấn cho công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin được trả lời yêu cầu của chị như sau:
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi 2015 có quy định về thẩm quyền giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình như sau:
Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;
Như vậy, do chị đơn phương xin ly hôn nên chị sẽ phải gửi đơn ly hôn tới nơi mà chồng chị cư trú cho nên chị sẽ phải tới Toà án nơi chồng chị cư trú để làm thủ tục ly hôn đúng theo quy định của pháp luật. Và nếu như chị không muốn về quê chồng chị để tham dự phiên toà thì chị có thể làm đơn xét xử vắng mặt và thời gian giải quyết vụ án ly hôn theo quy định của pháp luật là khoảng từ 3 tới 6 tháng kể từ ngày thụ lý.
Ngoài ra, theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự như sau:
Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí
1. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.
2. Người nộp đơn yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự đó, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.
Cho nên, chị là người nộp đơn xin ly hôn thì chị sẽ phải chịu tiền tạm ứng án phí là 300.000 đồng nếu như chị không có tranh chấp về tài sản. Còn nếu như chị có tranh chấp về tài sản thì tuỳ theo giá trị của tài sản mà chị yêu cầu Toà án giải quyết mà chị sẽ phải nộp mức tạm ứng án phí theo quy định tại Pháp lệnh án phí, lệ phí.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất