Nguyễn Thị Lan Anh

Ly hôn đơn phương khi bị bạo lực và gia đình cô lập thế nào?

Hành vi bạo lực gia đình được xem là một trong những vấn đề nghiêm trọng trong hôn nhân. Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi rơi vào trường hợp này hãy liên hệ với chúng tôi để được giải quyết nhanh nhất.

Quan hệ hôn nhân có thể bị chấm dứt khi mục đích của hôn nhân không đạt được. Hiện nay, quan hệ hôn nhân bị rạn nứt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như mâu thuẫn gia đình, ngoại tình,... và đặc biệt là bạo lực gia đình. Đây được xem là hành vi trái pháp luật, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng. Vì vậy, nếu đang rơi vào trường hợp này, bạn cần nắm rõ các quy định pháp luật có liên quan để giải quyết. Nếu còn thắc mắc, hãy gọi Tổng đài Luật sư tư vấn trực tuyến qua Hotline: 1900.6169 nếu quý khách hàng ở xa hoặc không có thời gian đến tư vấn trực tiếp hoặc tư vấn qua Email bằng hình thức liên hệ đến hòm thư lienhe@luatminhgia.vn.

Nếu việc tư vấn trực tuyến chưa làm bạn hài lòng, bạn có thể tham khảo tình huống thực tế về bạo lực gia đình dẫn đến ly hôn sau đây:

Câu hỏi tư vấn: Kính gửi Luật sư. Tôi có người cháu gái ruột đang bế tắc trong hoàn cảnh gia đình bên chồng. Cháu tôi phải chịu các hành vi bạo lực tinh thần, thể chất, kinh tế; bị cô lập trong gia đình chồng. hiện tại, cháu tôi bị ép buộc phải đồng ý ly hôn trái nguyện vọng, để giải phóng cho mình thoát khỏi bạo lực gia đình. Hiện cháu đang bị suy sụp nghiêm trọng về tinh thần, sức khỏe và có biểu hiện trầm cảm nhẹ (sống lập dị ít nói, không muốn tiếp xúc với mọi người.v.v.). Mặt khác bố mẹ đẻ cháu là nông dân thuần túy, hiểu biết về xã hội và pháp luật có hạn, không hỗ trợ cháu được gì. Trước hoàn cảnh tội nghiệp của cháu, khẩn thiết đề nghị Luật sư tư vấn giúp cho việc ly hôn của cháu (nội dung xin tư vấn tại tệp đính kèm). Trân trọng cảm ơn./.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn cho chúng tôi, Nội dung bạn hỏi Công ty luật Minh Gia tư vấn cho bạn như sau:

Để giải quyết triệt để và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cháu bạn thì cần xác định các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề cưỡng ép ly hôn, bạo lực gia đình và thủ tục thực hiện ly hôn.

Thứ nhất, về vấn đề cưỡng ép ly hôn.

Cưỡng ép ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, ngược đãi hoặc hành vi khác để buộc người khác phải ly hôn trái với ý muốn của họ. Do đó, nếu cháu gái bạn bị cưỡng ép ly hôn trái ý muốn là vi phạm quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và có thể làm đơn tố cáo lên ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu giải quyết.

Theo đó, tùy vào tình tiết, mức độ của hành vi vi phạm mà có thể giải quyết theo hai hướng: xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự. Căn cứ Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ - CP hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.

2. Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.”

Ngoài ra, khi có một trong các tình tiết sau thì hành vi cưỡng ép ly hôn sẽ bị xử lý hình sự theo căn cứ Điều 181 Bộ luật Hình sự 2015:

“Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.”

Dựa trên thông tin bạn cung cấp, người cháu gái "bị ép buộc phải đồng ý ly hôn trái nguyện vọng", tuy nhiên vấn đề mà chúng tôi xác định ở đây không phải do người khác bị cưỡng ép thực hiện ly hôn mà là do hoàn cảnh cuộc sống tác động đến. 

Thứ hai, về vấn đề bạo lực gia đình.

Hành vi bạo lực là hành vi trái phái pháp luật xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người khác, tuy nhiên tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi, đặc biệt là mức độ thương tổn gây ra thì có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự:

"Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ...”

Sau khi thực hiện thủ tục giám định mà tỉ lệ tổn thương cơ thể của cháu bạn trên 11% hoặc dưới 11 % nhưng thuộc một trong những trường hợp theo quy định trên thì chồng cháu gái bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi này, khung hình phạt sẽ tùy vào mức độ nghiêm trọng và mức độ tổn thương cơ thể.

Trường hợp hậu quả chưa đến mức nghiêm trọng, chồng của cháu gái bạn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi này theo quy định tại điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;”

Như vậy, nếu hành vi tiếp tục diễn ra hoặc có căn cứ chứng minh thì bạn có thể trình báo cơ quan công an nơi cứ trú của cháu gái để được giải quyết. Trường hợp còn vướng mắc cần hỗ trợ ngay hãy liên hệ Hotline: 1900.6169 hoặc đến trực tiếp Văn phòng Luật Minh Gia để được luật sư của chúng tôi hỗ trợ.

Thứ ba, về căn cứ và thủ tục để tiến hành ly hôn theo quy định pháp luật.

Cụ thể tại Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Như vậy, nếu cháu gái bạn muốn ly hôn cần cung cấp căn cứ chứng minh chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Tại Điều 35 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 quy định thẩm quyền xét xử về hôn nhân (không có yếu tố nước ngoài) thuộc TAND cấp huyện, nên trường hợp này cháu gái của bạn sẽ nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết việc ly hôn của mình tại TAND cấp huyện nơi chồng đang cư trú. Thời gian giải quyết yêu cầu từ 2 - 4 tháng kể từ thời điểm tòa án thụ lý hồ sơ.

Hồ sơ đơn phương ly hôn bao gồm:

+ Đơn xin ly hôn;

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

+ Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân của vợ, chồng (bản sao);

+  Giấy khai sinh của con (bản sao);

+ Các tài liệu, giấy tờ liên quan đến tài sản (nếu có tranh chấp).

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo