Ly hôn có yếu tố nước ngoài thì nộp đơn yêu cầu ở tòa án nào?
Hỏi: Tôi là Tr H - 28 tuổi. Hiện nay đang sinh sống và làm việc ở Nga. Vợ chồng tôi đăng ký kết hôn tháng 9/2014 tại đại sứ quán Việt Nam ở Nga. Sau đó 2 tháng chúng tôi tổ chức đám cưới ở Việt Nam. Hiện giờ tôi đang có thai 7 tháng, nhưng vợ chồng tôi đã ly thân! Trong 7 tháng chung sống chúng tôi thường xảy ra nhiều mâu thuẫn nghiêm trọng, anh ta hay chửi bới, xúc phạm, và có hành vi bạo lực với tôi. Anh ta bỏ đi chỗ khác sống, ko quan tâm, chăm sóc cho tôi, và cũng ko có trách nhiệm với đứa con trong bụng tôi, nhưng lại đòi quyền nuôi con. Ngày 20/6/1015 chúng tôi đã cùng ký đơn ly hôn! Tôi đã hỏi đại sứ quán Việt Nam ở Nga họ nói ko đủ thẩm quyền giải quyết ly hôn mà phải về Việt Nam! Nên tôi quyết định bay về nước, nay tôi viết thư này mong văn phòng luật sư tư vấn giúp tôi thủ tục giải quyết ly hôn !
Ly hôn tại nước ngoài thì nộp đơn yêu cầu ở tòa án nào?
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Theo như thông tin bạn cung cấp thì hiện nay vợ chồng bạn đang sinh sống tại Nga và đã sống ly thân. Hiện nay, theo quy định cảu pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết các vụ án liên quan đến hôn nhân gia đình, đương sự có quyền gửi đơn yêu tại tòa án nơi bị đơn đang sinh sống. Căn cứ:
Đối với thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ pháp luật quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
...
h) Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;
i) Tòa án nơi một trong các bên thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án nơi người con đang cư trú có thẩm quyền giải quyết;
Điều 40 – Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu như sau:
1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:
a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;
b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;
c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
d) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;
Căn cứ vào quy định trên của pháp luật thì chị có thể gửi đơn xin ly hôn ra tòa án tại Nga để yêu cầu được giải quyết. Tuy nhiên, sau khi có quyết định công nhận việc đồng thuận ly hôn giữa hai anh chị thì anh chị cồn hợp pháp hóa lãnh sự quyết định ly hôn này rồi gửi về tòa án nhân dân cấp tỉnh tại Việt Nam nơi anh chị cư trú trước đây yêu cầu công nhận quyết định thi hành bản án tại Việt Nam. Căn cứ:
Điều 425 Bộ luật tố tụng dân sự2015. Quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài như sau:
1. Người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài, nếu cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài có tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu.
2. Người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Tòa án Việt Nam không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài.
3. Đương sự, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Tòa án Việt Nam không công nhận bản án, quyết định dân sự của của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện nay do chị đã về Việt Nam nên thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn tại Việt Nam sẽ do Tòa án nhân dân tỉnh nơi mà chị cư trú thu lý giải quyết. Thủ tục hồ sơ như sau:
1. Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài:
+ Khi có đủ cơ sở về việc gửi đơn ly hôn, đương sự làm đơn gửi lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn hoặc vụ án ly hôn.
+ Tương tư như việc ly hôn trong nước, để toà án có thể xem xét việc ly hôn các bên cần chứng minh mục đích hôn nhân và mục đích sống chung với người vợ hoặc chồng là không đạt được.
2. Hồ sơ xin ly hôn với người nước ngoài gồm:
+ Đơn xin ly hôn theo mẫu, trong đó phải trình rõ các vấn đề như: các mâu thuẫn trong thời gian sống chung và mâu thuẫn đó là không thể giải quyết được; tài sản chung yêu cầu toà giải quyết (nếu có); vấn đề nuôi dưỡng con chung sau ly hôn (nếu có); địa chỉ liên lạc chính xác của người ở nước ngoài;
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản chính);
+ Giấy khai sinh các con;
+ Hộ khẩu, CMND hoặc hộ chiếu của người xin ly hôn (bản sao công chứng);
+ Hộ chiếu hoặc CMND bản sao;
+ Xác nhận về việc đang cư trú - chưa chuyển đi sinh sống tại nơi nào khách nơi thường trú.
3. Trình tự, thủ tục giải quyết xin ly hôn:
Thẩm quyền:
Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi vợ hoặc chồng đăng ký nhân khẩu thường trú có thẩm quyền thụ lý và xét xử việc xin ly hôn.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất