Luật sư Việt Dũng

Luật sư tư vấn yêu cầu khởi kiện đòi hưởng thừa kế

Nội dung tư vấn: Hiện tại bố tôi là người đứng tên trên sổ đỏ. Bố tôi có để lại di chúc cho tôi được thừa hưởng căn nhà đang ở! Tuy nhiên trong quá trình ở có nảy sinh mâu thuẫn giữa bố tôi và con gái của ông đã lấy chồng nhưng vẫn ở nhà của bố tôi!

 

Trước đây khi xây dựng căn nhà , cô em gái tôi cũng đóng góp 100 triệu. Nay để giải quyết mâu thuẫn đó và muốn ra đi nên cô ấy đề nghị thanh toán số tiền đó và 200 triệu mà cô ấy trả nợ cho mẹ tôi ( thực chất việc này là chi tiêu cá nhân) nhưng tôi vẫn chấp nhận thanh toán cho cô ấy! Vậy luật sư cho tôi hỏi liệu sau này có ấy có quyền khởi điện để đòi hưởng thừa kế không

 

Trả lời : cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến công ty, với vụ việc của bạn chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:

 

Trước hết, căn cứ vào quy định của luật đất đai năm 2013 thì với việc bố bạn là người đang đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên sẽ có quyền định đoạt với mảnh đất đó. Đồng thời căn cứ vào quy định của Bộ luật dân sự thì việc bố bạn cho bạn thừa hưởng căn nhà đang ở là hợp pháp. Tuy nhiên bố bạn chỉ nói rằng cho bạn di chúc thừa hưởng căn nhà chứ chưa chuyển quyền sở hữu nhà ở hiện tại cho bạn. Do vậy phần đất này vẫn được xác định là di sản để chia thừa kế sau này.

 

Căn cứ theo quy định tại điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015 thì di chúc được coi là hợp pháp khi:

 

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

 

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

 

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

 

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

 

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

 

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

 

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

 

Như vậy khi di chúc không đáp ứng được các yêu cầu trên thì bản di chúc coi là vô hiệu, không có hiệu lực, lúc này sẽ phải chia di sản thừa kế tài sản theo pháp luật.

 

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

 

a) Không có di chúc;

 

b) Di chúc không hợp pháp

…..

 

Khi chia thừa kế theo pháp luật thì em gái bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điều  651 BLDS năm 2015 “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”

 

Trong trường hợp của bạn, em gái bạn có đủ mọi điều kiện để hưởng thừa kế theo pháp luật. Do đó nếu trong trường hợp di chúc để lại của bố bạn không có hiệu lực, bị vô hiệu thì em gái bạn có quyền kiện đòi chia thừa kế.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời

 

Trân trọng

CV Hà Tuyền - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo