Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Luật sư tư vấn về việc đánh nhau gây thương tích?

Tỷ lệ thương tật để có thể khởi tố đối với hành vi cố ý gây thương tích là như thế nào? Luật sư tư vấn về việc này như sau:

Câu hỏi yêu cầu luật sư tư vấn như sau:

Chào luật sư, Cho e hoi chút ạ, chồng em uống bia và gây xích mích đánh nhau với người khác chồng em chỉ xây xước nhẹ còn người kia vỡ đầu và đã đi báo công an giờ chồng em đang làm việc trong công an, cho e hỏi là tội của chồng em được xử thế nào ạ? em cảm ơn?

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

 

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

 

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

 

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

 

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

 

đ) Có tổ chức;

 

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

…”

 

Do thông tin bạn cung cấp chưa rõ ràng do đó chúng tôi chưa xác định được mức độ thương tích mà chồng bạn gây ra cho bên đối phương là bao nhiêu % và trong quá trình xô xát chồng bạn có sử dụng hung khí gì do đó chúng tôi chia thành các trường hợp sau:

 

Thứ nhất, nếu tỷ lệ thương tích của đối phương chưa đến 11% và chồng bạn không sử dụng hung khí nguy hiểm, không thuộc các trường hợp tại Khoản 1 Điều 134 đã nêu trên thì trường hợp này không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự với chồng bạn về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

 

Trong trường hợp này nếu hai bên có hành vi đánh nhau dẫn đến thương tích thì sẽ bị xử phạt về hành vi đánh nhau với mức phạt từ 500.000 đến 1000.000 theo quy định tại Điều 5 Nghị định 167/ 2013/NĐ-CP.

 

Thứ hai, nếu tỷ lệ thương tích của đối phương từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng chồng bạn có sử dụng hung khí nguy hiểm hoặc thuộc các trường hợp đã nêu tại Khoản 1 Điều 134 thì theo yêu cầu của người bị thiệt hại, cơ quan công an có thể khởi tố vụ án với chồng bạn. Khi đó, chồng bạn có thể bị tuyên phạt với mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

 

Nếu thuộc trường hợp này, gia đình bạn có thể áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 để xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

 

-------------

Bạn có thể tham khảo thêm nội dung tư vấn áp dụng văn bản pháp luật theo quy định của Bộ luật hình sự 1999

 

Theo thông tin chúng tôi được cung cấp thì bởi hành vi gây thương tích cho người khác nên hiện nay chồng bạn đang bị tạm giữ.

 

Điều 104 Bộ Luật hình sự quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác như sau:

 

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

 

a. Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

 

b. Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

 

c. Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

 

d. Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

 

đ. Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

 

e. Có tổ chức;

 

g. Trong thời gian đang bị giam giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

 

h. Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

 

i. Có tính chất côn đò hoặc tái phạm nguy hiểm;

 

k. Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

 

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a đến k khoản 1 điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

 

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ a đến k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

 

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”

 

Như vậy, tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm do hành vi cố ý gây thương tích của chồng bạn với người kia và tỷ lệ thương tật của người đó thì chồng bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt tương đương. Đồng thời theo Điều 28 Bộ luật hình sự thì ngoài hình phạt chính theo quy định tại điều 104 nêu trên, chồng bạn có thể phải chịu hình phạt bổ sung như phạt tiền, quản chế,….

 

Tuy nhiên Bộ luật hình sự cũng có quy định tại Điều 47 nếu có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ theo khoản 1 Điều 46 BLHS thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.

 

Khoản 1 Điều 46 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:

 

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

 

a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

 

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

 

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

 

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

 

đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;

 

e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

 

g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

 

h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

 

i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

 

k) Phạm tội do lạc hậu;

 

l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

 

m) Người phạm tội là người già;

 

n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

 

o) Người phạm tội tự thú;

 

p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

 

q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

 

r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

 

s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.

 

Trân trọng!

P. Luật sư tư vấn - Công ty luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo