Cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn, Mức cấp dưỡng nuôi con 2024
Mục lục bài viết
1. Cấp dưỡng nuôi con là gì?
Cấp dưỡng nuôi con là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định
2. Luật sư tư vấn quy định về cấp dưỡng và nghĩa vụ cấp dưỡng
Luật sư tư vấn trực tuyến
Chỉ cần ''Đăng ký tư vấn'' để gặp luật sư Hôn nhân gia đình, bạn sẽ được tư vấn, giải đáp pháp luật mọi vướng mắc về nuôi con và cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn, điều kiện cấp dưỡng, mức cấp dưỡng, thời hạn cấp dưỡng, hình thức thanh toán tiền cấp dưỡng nuôi con... hướng dẫn thủ tục hành chính hôn nhân gia đình và các vấn đề khác liên quan:
Ưu điển của tổng đài tư vấn luật Hôn nhân gia đình
- Tiết kiệm thời gian và chi phí;
- Nhanh chóng, tiện lợi, thời gian tư vấn, giải đáp qua điện thoại linh hoạt;
Tư vấn quy định về cấp dưỡng, mức cấp dưỡng
Cụ thể, sau khi kết nối với luật sư, luật gia chuyên môn qua Tổng đài luật sư về hôn nhân gia đình bạn sẽ được hỗ trợ các vấn đề về quyền nuôi con như sau:
- Luật sư tư vấn quy định chung về Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn;
- Tư vấn nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn và gặp khó khăn, túng thiếu…;
- Tư vấn về Mức cấp dưỡng theo quy định nếu các bên không thỏa thuận cấp dưỡng được;
- Tư vấn lựa chọn phương thức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn;
- Tư vấn và giải đáp về chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng, khi nào thì chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Luật sư tư vấn về thỏa thuận vợ chồng về cấp dưỡng và mức cấp dưỡng của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con;
- Tư vấn cho vợ, chồng hoặc dại diện/giám hộ của con yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng…
- Tư vấn trường hợp không thỏa thuận được người trực tiếp nuôi dưỡng, cấp dưỡng và quy định pháp luật áp dụng trong trường hợp không thỏa thuận được;
- Tư vấn quy định pháp luật về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con, cấp dưỡng sau khi ly hôn, điều kiện yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng, cấp dưỡng;...
Hướng dẫn liên hệ luật sư trực tuyến
- Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật bạn ''Đăng ký tư vấn'', đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia của chúng tôi.
- Luật Minh Gia cam kết mọi thông tin cá nhân bạn cung cấp và trao đổi sẽ được bảo mật tuyệt đối, chúng tôi có biện pháp kỹ thuật và an ninh để ngăn chặn truy cập trái phép nhằm tiêu hủy hoặc gây thiệt hại đến thông tin của bạn. Mọi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
---------
3. Tham khảo tình huống tư vấn về cấp dưỡng và mức cấp dưỡng nuôi con
- Tư vấn về việc bố mẹ sử dụng tài sản riêng của con chưa thành niên
Câu hỏi:
Chào Luật Minh Gia, Nhờ luật sư vui lòng giải đáp thắc mắc của tôi như sau: Trong pháp luật Hôn nhân gia đình, luật Dân sự có quy định nào về việc khi cha, mẹ kinh doanh bằng tài sản của con chưa thành niên không? Khi tôi muốn dùng tài sản của con để kinh doanh thì phải đáp ứng điều kiện gí? Xin hướng dẫn giúp tôi. Cám ơn luật sư.
Trả lời:
Cảm ơn bạn hị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Pháp luật thương mại không có quy định về việc cha mẹ sử dụng tài sản của con chưa thành niên phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Vấn đề này, tại Điều 59 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
"Điều 59. Quản lý tài sản của người được giám hộ
1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 Điều này."
Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất