Luật sư chỉ định là gì? Khi nào bị can, bị cáo có luật sư chỉ định?
Mục lục bài viết
1. Luật sư chỉ định là gì?
Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Luật sư chỉ định được hiểu là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định để bào chữa cho nhóm đối tượng nhất định.
2. Khi nào bị can, bị cáo có luật sư chỉ định?
Căn cứ khoản 1 Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2021 quy định về chỉ định người bào chữa như sau:
“1. Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ:
a) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;
b) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.”
Như vậy, nếu bị can, bị cáo, người đại diện hoặc người thân thích của bị can, bị cáo không mời Luật sư bào chữa thì có quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định Luật sư bào chữa cho họ nếu hành vi phạm tội của có mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình; hoặc trong trường hợp bị can, bị cáo có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa, người có nhược điểm về tâm thần hoặc người dưới 18 tuổi.
3. Tổ chức nào được tiếp nhận yêu cầu cử luật sư bào chữa?
Theo khoản 2 Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2021 quy định cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử luật sư bào chữa:
+ Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa;
+ Trung tâm trợ giúp pháp lý của nhà nước cử luật sư bào chữa cho người được trợ giúp pháp lý.
Như vậy, đoàn luật sư và trung tâm trợ giúp pháp lý là hai đơn vị cử luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo.
4. Luật sư được chỉ định tham gia bào chữa trong những giai đoạn nào?
Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2021 quy định về thời điểm người tham gia bào chữa như sau:
- Người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.
- Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ hi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
- Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.
- Đối với giai đoạn khởi tố, cơ quan tiến hành tố tụng xem xét nếu người bị buộc tội thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 1 Đều 76 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2021 mà người bị buộc tội, người thân của người buộc tội không mời luật sư bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền phải yêu cầu hoặc đề nghị đoàn luật sư cử người tham gia bào chữa.
Theo đó, luật sư được chỉ định tham gia bào chữa từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.
Sự xuất hiện của Luật sư chỉ định trong quá trình tố tụng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bị can, bị cáo. Luật sư đóng vai trò làm sáng tỏ sự thật của vụ án góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất