Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Lựa chọn hình thức đăng ký khi kinh doanh quy mô nhỏ

Xin chào Anh/Chị Tư vấn viên Công ty Luật Minh Gia, Em là Trang Đinh. Hiện tại em có 1 vài thắc mắc, mơ hồ về uy trình, thủ tục cũng như hình thức Doanh nghiệp cho dự án kinh doanh sắp tới.

Em và 1 người anh dự định thành lập 1 công ty đào tạo với Quy mô nhỏ cho cộng đồng online mà bọn em đã gầy dựng 1 năm qua, Công ty sẽ đào tạo về mảng kiến thức Digital Marketing cụ thể là về SEO và làm Website. - Tài liệu đào tạo và trực tiếp đứng lớp sẽ do em đảm nhiệm. Mọi chi phí vốn để thành lập công ty, thuê mặt bằng, cơ sở vật chất sẽ do anh của em chi trả ban đầu. Việc điều hành quản lý về lâu dài sẽ do em đảm nhiệm và anh của em sẽ ở hình thức đứng sau làm Mentor cố vấn. Vì anh ấy về lâu dài không có mặt ở HCM thường xuyên. Vậy với hình thức này thì mô hình Doanh nghiệp/Công ty nào là phù hợp nhất với trường hợp của em ? - Và quy trình, thủ tục để thành lập công ty là như thế nào? Tự bản thân em có thể đi đăng ký hoàn thành các thủ tục ấy không ? Em xin cảm ơn, rất mong nhận được thư hồi âm của Anh/Chị Tư vấn viên.

 

Trả lời:

 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

1. Hình thức doanh nghiệp phù hợp.

Theo quy định của pháp luật thì có hai hình thức doanh nghiệp phù hợp với tiêu chí quy mô nhỏ đó là doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên. Ưu và nhược điểm của hai hình thức doanh nghiệp này theo quy định Luật doanh nghiệp 2014 như sau :

 

 

Công ty TNHH 1 thành viên

Doanh nghiệp tư nhân

Chủ đầu tư

Do tổ chức hoặc cá nhân làm chủ

Cá nhân

Tư cách pháp nhân.

Có tư cách pháp nhân

Không có tư cách pháp nhân

Trách nhiệm pháp lý

Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty

Cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Tăng giảm vốn

Không được giảm vốn điều lệ.

Có thể tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư them hoặc huy động thêm vốn góp của người khác.

Có quyền tăng giảm vốn đầu tư trong quá trình hoạt động và phải ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Chỉ được giảm vốn xuống thấp hơn vốn đầu tư ban đầu sau khi đã đăng kí với cơ quan đăng kí kinh doanh.

Cơ cấu tổ chức

Có thể lựa chọn 01 trong 02 mô hình sau:

- Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

- Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

Chủ sở hữu tự quản lý hoặc thuê người quản lý.

Như vậy, dựa theo bảng so sánh trên có thể thấy hình thức công ty TNHH 1 thành viên là phù hợp nhất với các yêu cầu của bạn là vốn thành lập công ty chỉ do một mình anh bạn bỏ ra thôi sau đó anh bạn lại không quản lý được công ty thì trách nhiệm pháp lý sau này chỉ nên nằm trong phạm vi vốn điều lệ của công ty theo loại hình công ty TNHH 1 thành viên thôi và anh bạn sẽ là Chủ tịch công ty. Và về mặt quản lý, bạn sẽ là Giám đốc công ty là người đại diện theo pháp luật của Công ty.

2. Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên.

Bạn có hoàn toàn có thể tự mình thực hiện các thủ tục thành lập công ty theo các bước sau :

Bước 1 : Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty bao gồm các tài liệu 

Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ bao gồm những loại giấy tờ như sau:

"Điều 23. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp.
Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của từng đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp.
4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
a) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;
b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
5. Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức
"

Bước 2 : Hồ sơ sau khi được hoàn thiện sẽ được tiến hành việc đăng ký thành lập tại Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Lựa chọn hình thức đăng ký khi kinh doanh quy mô nhỏ . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo