Làm thế nào để đòi lại điện thoại bị mất cắp?
Họ hẹn con tuần sau đến để con cung cấp mật khẩu cho khách , họ nói là giá nhận phá icloud là 4 triệu 2 nhưng phải đợi 20 ngày thì khách muốn nhanh chóng nên họ chia con 3 triệu để cung cấp cho nhanh , vì đằng nào họ cũng sẽ mở được khóa. Luật sư cho con hỏi với số tài sản bị mất như trên thì con có đủ điều kiện để tố tụng lên công an chưa, hiện con chỉ có thông tin là số điện thoại người tự xưng là tiệm điện thoại gọi đến và ở rất gần chỗ con sống , với tính chất như vậy thì người tự xưng là tiệm điện thoại có bị tội bao che tàng trữ trái phép vật mất mát của người khác không ạ?
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Do trong nội dung thư tư vấn không làm rõ được một số vấn đề, nên chúng tôi chia trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Điện thoại của bạn bị mất do hành vi trộm cắp tài sản.
Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 quy định như sau:
Điều 138*. Tội trộm cắp tài sản
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm…”
Như vậy, nếu có căn cứ cho rằng người đang giữ điện thoại của bạn đã thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, thì người này có thể sẽ phạm tội trộm cắp tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 138 BLHS. Theo đó, nếu người chủ cửa hàng điện thoại biết rõ người đang giữ điện thoại của bạn do thực hiện hành vi trộm cắp tài sản mà có thì cũng có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định sau:
Điều 250. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
“1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm…”
Như vậy, trong trường hợp này đã có yếu tố cấu thành tội phạm hình sự với 2 đối tượng này. Bởi vậy, bạn có thể trình báo sự việc đến Cơ quan công an để được giải quyết.
Trường hợp 2: Người đang giữ tài sản của bạn có được tài sản do điện thoại của bạn bị đánh rơi, bị bọ quên.
Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau:
Điều 187. Quyền chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu
“1. Người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm được chiếm hữu tài sản đó từ thời điểm phát hiện đến thời điểm trả lại cho chủ sở hữu hoặc đến thời điểm giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền…”
Như vậy, người đang giữ tài sản của bạn có được tài sản do tài sản bị đánh rơi, bỏ quên thì trong trường hợp này sẽ phải thông báo để tìm chủ sở hữu hoặc giao nộp cho UBND xã, phường. Nếu không thể xác định được chủ sở hữu thì người này mới được xác lập quyền sở hữu đối với chiếc điện thoại của bạn. Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp thì rất có thể người này đã không hề có hành vi thông báo để tìm chủ sở hữu hoặc không trình báo với cơ quan có thẩm quyền. Mặt khác khi liên hệ với người chủ quan để phá khóa điện thoại thì người này đã xác định được bạn là chủ sở hữu của chiếc điện thoại nhưng không trả lại. Do vậy, đây được coi là hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, người chủ quán biết rõ người khác đang chiếm giữ tài sản của bạn nhưng vẫn thực hiện hành vi mua bán hoặc cất giữ tài sản này, cũng là hành vi vi phạm pháp luật.
Đối với hành vi này, pháp luật quy định xử phạt như sau:
Nghị định 167/2013/NĐ-CP, quy định:
Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác
“…2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
….đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;…”
Như vậy, đối với hành vi vi phạm pháp luật này, người đang chiếm giữ điện thoại của bạn và người chủ quán điện thoại có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi gây thiệt hại đến tài sản của người khác. Theo đó, bạn có thể gửi đơn tố cáo đến UBND xã, phường.
Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng đó là bạn cần xác định trụ sở của cửa hàng điện thoại đã gọi cho bạn, để xác định cơ quan nào sẽ có thẩm quyền giải quyết. Vì trong vụ việc của bạn, ban đầu mới chỉ xác minh được thông tin của người chủ cửa hàng điện thoại. Nên để cơ quan có thẩm quyền giải quyết được vụ việc này, bạn cần phải cung cấp địa chỉ của người chủ cửa hàng điện thoại, theo đó xác minh thông tin của các bên liên quan.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất