Phạm Diệu

Làm giả hồ sơ vay vốn và không có khả năng thanh toán xử lý thế nào?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: xin nhờ luật sư tư vấn dùm gia đình tôi! tôi ở nhà làm chăn nuôi nhưng thất bại dẫn đến nợ nần chồng chất. Đâm ra buồn chán vì nợ nần rồi tôi tìm đến cờ bạc, làm nợ càng thêm nhiều. vợ tôi thấy vậy mới đi vay ngân hàng cho tôi 1 số vốn, nhưng vì đồng lương nhà nước ít ỏi nên ko vay được bao nhiêu. tôi tình cơ quen được 1 người tren mang chi rằng lam hồ sơ giả có thể vay cao hơn.

 

Nên tôi đã ép vợ tôi làm 1 bộ hồ sơ giả, sử dụng mộc của cơ quan, thay đổi thông tin về lương, số nhân viên, bậc lương , nâng lên mức cao hơn de vay dc số tiền lần đầu la 100 triệu, sao đó thấy nhan viên ngân hàng không kiểm tra hồ sơ gốc nên tôi tự làm hồ sơ cho bản thân mình đứng tên, lấy mộc cơ quan của vợ tôi ( mặc dù tôi ko làm tai cơ quan đó, mộc cơ quan thi để trong ngăn tủ không người trông coi) và vay được 120trieu. vì vay xay nhà nên tôi đã đem số tiền đó 1 phần xây nhà cho me vợ, phần còn lại dem tra nợ nhung không đủ nên tôi ép vợ mình vay thêm 30 trieu và tôi vay thêm 60trieu ( củng cùng 1 ngân hàng đó) để làm vốn làm ăn, dự dịnh sẻ trả góp hàng tháng, nhưng về chăn nuôi đợt đầu lai tiếp tục thua lổ nên tui sử dụng số tiền còn lại để cờ bạc. bây giờ vì nợ nần lãi cao bên ngoài bòn rút dần dẫn đến mất khả năng chi trả. xin luật sư tư vấn nếu toi ra dầu thú thì tôi bị tội gì, vợ tôi có bị tội như toi không. xin chân thành cảm on luật sư

 

Trả lời: Cảm ơn quý khách đã tin tưởng chúng tôi sau đây chúng tôi  xin tư vấn cho bạn như sau:

 

Thứ nhất: hành vi làm giả hồ sơ vay vốn ngân hàng

 

Như trình bày ở trên của anh là anh và vợ anh đã có hành vi khai không đúng thông tin, làm giả giấy tờ  và  sử dụng con dấu của cơ quan vợ anh để làm giả hồ sơ với mục đích  vay vốn ngân hàng, tổng số tiền mà anh và vợ đã vay được từ ngân hàng do hành vi làm giả hồ sơ là 310 triệu. Theo quy định của tại Điều 174 Bộ Luật hình sự năm 2015

 

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

...

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

 

Từ quy định trên của pháp luật thì hành vi của anh và vợ anh là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vì anh và vợ anh đã cố ý làm sai thông tin trong hồ sơ vay vốn như là nâng cao bậc lương, số nhân viên và sự dụng con dấu cơ quan để lừa dối ngân hàng nằm được vay vốn. Và vợ anh cũng sẽ bị xử lý về hành vi phạm tội này.

 

Thứ hai: mất khả năng chi trả với khoản vay ngân hàng của anh và vợ anh.

 

Đối với các khoản vay có kì hạn và có lãi suất, nếu quá thời hạn mà anh không thanh toán được khoản nợ cho ngân hàng thì ngân hành có quyền tính lãi suất quá hạn cho khoản vay của anh. Việc tính lãi suất quá hạn được quy định tại Khoản 5, Điều 466 – Bộ luật Dân sự 2015:

 

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

Nếu đến kì hạn trả nợ mà anh không có khả năng trả  nợ thì ngân hàng có thể kiện anh ra tòa để yêu cầu trả nợ, Tòa án sẽ ra bản án yêu cầu anh trả nợ nếu anh không trả thì sẽ bị cơ quan thi hàng án tiến hành thu hồi nợ.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Làm giả hồ sơ vay vốn và không có khả năng thanh toán xử lý thế nào?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

CV Kiều Thị Tuyết - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo