Luật sư Việt Dũng

Kinh doanh thực phẩm chức năng Online có phải đăng ký kinh doanh không?

Kinh doanh thực phẩm chức năng oline cần những thủ tục gì là vấn đề mà nhiều người quan tâm khi muốn kinh doanh online. Bởi vì không phải ai cũng am hiểu về thủ tục, hồ sơ đăng ký kinh doanh. Để tìm hiểu quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh bạn có thể tham khảo nội dung bài viết dưới đây:

1. Tư vấn về đăng ký kinh doanh bán hàng online

Hiện nay, thị trường thực phẩm chức năng đang phát triển mạnh với hàng ngàn doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, đây là ngành nghề kinh doanh có chịu sự quản lý khắt khe từ các cơ quan có thẩm quyền do ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng. Do đó, để kinh doanh các sản phẩm này một cách hợp pháp, thương nhân cần thực hiện các trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật.

Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này bạn hãy liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:

+ Thủ tục đăng ký kinh doanh bán hàng online;

+ Loại hình kinh doanh phù hợp với kinh doanh doanh bán hàng online;

+ Các loại thuế chủ kinh doanh phải đóng cho cơ quan Nhà nước;

2. Kinh doanh thực phẩm chức năng online có phải đăng ký kinh doanh

Câu hỏi:

Kính thưa luật sư, em năm nay 19 tuổi và hiện đang có ý định mở một website bán thực phẩm chức năng online quy mô nhỏ. Em đã tìm được một công ty chuyên bán lẻ thực phẩm chức năng bên Úc và có nhận giao hàng tới Việt Nam, nên em định mua về rồi bán lại cho người tiêu dùng Việt. Nhưng hiện tại thì em đang có những thắc mắc như sau:1. Nếu em đặt hàng từ Úc về Việt Nam thì có phải đóng thuế nhập cảnh hay phải có giấy tờ gì để trình lên hải quan không ạ? Hay hàng sẽ cứ về thẳng tới nhà em?2. Nếu bây giờ em lập website bán hàng online như thế thì có cần đăng kí kinh doanh hay đóng thuế gì không?3. Về những điều khoản và chính sách của shop (vd: chính sách đổi trả hàng...), em có phải đăng kí với bộ Công Thương để được bảo vệ quyền lợi không ạ?4. Về thương hiệu của shop, em có cần phải đăng kí với cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam để được bảo vệ không?Rất mong nhận được hồi âm từ luật sư. Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, với vụ việc của bạn chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:

Thứ nhất, khi nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam bạn bắt buộc phải thực hiện khai báo hải quan để nhập khẩu theo quy định Nghị định 08/2015/NĐ- CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám soát hải quan.

 Điều 6. Đối tượng phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan

1. Đối tượng phải làm thủ tục hải quan:

a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý, văn hóa phẩm, di vật, cổ vật, bảo vật, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; các vật phẩm khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trong địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan;

Đồng thời lệ phí hải quan sẽ được thực hiện theo thông tư 274/2016/TT – BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh.

Mức thu phí hải quan, lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh (sau đây gọi là phí, lệ phí hải quan): 

- Phí hải quan đăng ký tờ khai: 20.000 đồng/tờ khai đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (bao gồm cả hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là phương tiện vận tải đường biển, đường sông, đường sắt, đường bộ). 

- Phí hải quan kiểm tra, giám sát hoặc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: 200.000 đồng/01 đơn. 

Thứ hai, căn cứ theo quy định nghị định 39/2007. Tại Khoản 1 điều 3 có quy định: “Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”

Trường hợp bạn không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 điều 3 Nghị định 39/2007/ NĐ-CP thì để tiến hành hoạt động kinh doanh bạn cần đăng ký thành lập doanh nghiêp/ hộ kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng . Hình thức kinh doanh tùy vào tình hình thực tế và nhu cầu cụ thể của bạn có thể thành lập Hộ kinh doanh cá thể, Công ty.

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh, bạn sẽ tiến hành thực hiện thủ tục thiết lập Website thương mại điện tử bán hàng và làm thủ tục đăng ký với Bộ công thương, theo quy định tại thông tư 47/2014/TT - BCT, theo đó

Điều 8. Đối tượng thông báo website thương mại điện tử bán hàng

Đối tượng thông báo website thương mại điện tử bán hàng bao gồm:

1. Thương nhân.

2. Tổ chức mà trong chức năng, nhiệm vụ có bao gồm việc tổ chức hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc tiến hành các hoạt động thương mại điện tử.

3. Cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân và không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh.

….

Khi thành lập hộ kinh doanh hoặc các hình thức kinh doanh khác bạn phải tiến hành thủ tục đăng ký mã số thuế cá nhân tại cơ quan thuế quận, huyện, nơi mà bạn sinh sống, theo thủ tục  được quy định tại Khoản 3, Điều 5, Thông tư 80/2012/TT-BTC về hướng dẫn Luật Quản lí Thuế về đăng kí thuế.Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm.

Sau khi nhận được mã số thuế cá nhân, bạn sẽ phải thực hiện quy trình thông báo webside thương mại điện tử bán hàng theo quy trình thông báo tại điều 9, thông tư 47/2014/TT-BCT:

Đối với hoạt động kinh doanh của bạn, bạn sẽ phải nộp thuế môn bài, thuế khoán (nếu doanh thu trên 100 triệu đồng/năm).

Về thuế môn bài: Theo quy định tại văn bản hợp nhất 33/VBHN-BTC quy định về 6 mức thuế môn bài như sau:

Đơn vị: đồng

Bậc thuế

Thu nhập 1 tháng

Mức thuế cả năm

1

Trên 1.500.000

1.000.000

2

Trên 1.000.000 đến 1.500.000

750.000

3

Trên 750.000 đến 1.000.000

500.000

4

Trên 500.000 đến 750.000

300.000

5

Trên 300.000 đến 500.000

100.000

6

Bằng hoặc thấp hơn 300.000

50.000

 

-Về thuế khoán (Thuế TNCN và thuế GTGT): Nếu doanh thu của ban trên 100 triệu đồng/năm.

Theo hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC ban hành như sau:

"Điều 2. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

1. Nguyên tắc áp dụng

a) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.

b) Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm.

…..

2. Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.

a) Doanh thu tính thuế

a.1) Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hoá đơn.

a.2) Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

b) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu

- Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.

c) Xác định số thuế phải nộp

Số thuế GTGT phải nộp

=

Doanh thu tính thuế GTGT

x

Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp

=

Doanh thu tính thuế TNCN

x

Tỷ lệ

Thứ ba, áp dụng quy định tại điều 9 Thông tư 47/2014/TT – BCT về quản lý website thương mại điện tử thì nội dung thông báo gửi đến Bộ công thương không bao gồm điều khoản và chính sách của shop online, do vậy bạn không phải đăng ký về điều khoản này.

Thứ tư, về việc đăng ký bảo họ tên cửa hàng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ có thể hiện:

Điều 76. Điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo hộ

Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

 Đồng thời căn cứ xác lập quyền theo điều 6 đã thể hiện “b) Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó”. Quyền sở hữu đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó mà không cần tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ với cơ quan nhà nước chỉ cần đáp ứng điều kiện trên.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo