Không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì bị xử lý như thế nào?
1. Luật sư tư vấn về cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn
Ly hôn là việc không ai mong muốn, khi mà quan hệ hôn nhân đã đến mức trầm trọng không thể kéo dài, vợ chồng có thể yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn. Tuyu nhiên, cho dù hôn nhân đã chấm dứt, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Theo đó, khi vợ hoặc chồng không trực tiếp nuôi con, người đó sẽ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng để người còn lại thực hiện việc trực tiếp nuôi con. Đây là quy định thể hiện trách nhiệm của cha, mẹ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chung chung của hai vợ chồng.
Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với con, hãy gửi câu hỏi của mình về địa chỉ Email của công ty Luật Minh Gia hoặc liên hệ đến bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến để được hướng dẫn tư vấn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình hống tư vấn dưới đây để có thêm thông tin tư vấn về chế độ cấp dưỡng cho con và đối chiếu với trường hợp thực tế của mình.
2. Hỏi về cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn.
Câu hỏi: Luật sư cho hỏi về quy định pháp luật khi một bên không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con như sau: Hai vợ chồng tôi ly hôn được 1 năm thì tòa xử tôi phải cấp dưỡng số tiền 800.000 đồng/tháng .Trước đó tôi có nói trước tòa 1 là cô ấy nuôi 2 là tôi nuôi mà không cần cô ấy cấp dưỡng.
Nếu cô ấy nuôi con tôi cũng sẽ không cấp dưỡng. Tòa xử cô ấy nuôi dưỡng và bắt tôi cấp dưỡng hàng tháng nhưng tôi không thể nào chấp nhận được vì điều kiện tôi không có khả năng cấp dưỡng. Vậy cho hỏi điều đó có vi phạm gì không?
Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi đề nghị tư vấn, trường hợp chị hỏi chúng tôi tư vấn như sau:
Theo Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”
Điều 107 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
“1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.”
Theo đó, nếu bạn không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, có nghĩa là bạn đã vi phạm quy định của pháp luật về cấp dưỡng. Nếu bạn không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình thì khi có yêu cầu giải quyết của người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 119 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì Tòa án sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế yêu cầu bạn thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
Ngoài ra, hành vi cố ý không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).
Tuy nhiên, nếu thực sự bạn không có đủ điều kiện cấp dưỡng, thì bạn có thể thỏa thuận với vợ về việc thay đổi mức cấp dưỡng (theo Khoản 2 Điều 116) hoặc tạm ngừng việc cấp dưỡng (theo Điều 117) Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nếu thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết.
---
- Yêu cầu không trực tiếp nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
Thưa luật sư ba mẹ con đã ly hôn đc 1 năm rồi trong khi ly hôn mẹ con đc nuôi 2 anh em con và ba con có ghi trong đơn ly hôn là sẽ cấp dưỡng hàng tháng cho anh em con. Nhưng ba con chỉ gửi tiền cấp dưỡng được 1 lần và từ chối không nhận anh em con và không gửi tiền cấp dưỡng nữa. Suốt thời gian qua anh em con sống ăn học bằng lương công ty của mẹ không đủ để anh em con đi học nên con phải nghỉ học nhường em con đi học. Năm nay con 16 tuổi em mới 11 tuổi đang đi học.Vậy con xin hỏi luật sư mẹ con có quyền thiếu nại việc ba con không gửi tiền cấp dưỡng hay không.Nhưng con xin hỏi luật sư là sau khi ly hôn ba con đã có vợ và đã có con rồi nên ông ấy có còn quyền cấp dưỡng không ạMong luật sư chỉ dẫn giúp conCon cảm ơn luật sư ạ.
Tư vấn: Chào bạn, yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:
>> Mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn
>> Tư vấn yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
Theo quy định,khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Theo bản án quyết định của TAND thì người cha phải thực hiện cấp dưỡng cho con theo hàng tháng nên anh/chị có quyền làm đơn yêu cầu Chi cục thi hành án thực hiện việc cưỡng chế thi hành án để yêu cầu người cha buộc phải cấp dưỡng.
Lưu ý: Nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng mà không thỏa thuận được với người được cấp dưỡng thì yêu cầu Tòa án giải quyết về việc thay đổi mức cấp dưỡng, ngừng cấp dưỡng.
- Tư vấn về việc chuyển hộ khẩu cho con về với ông bà
Kính gửi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH GIA Tôi nhà ở Tp.HCM (Quận XY) Vợ tôi ở Cần thơ (Đã nhập khẩu theo chồng) Chúng tôi có hai cháu nhưng do cuộc sống khó khăn nên gửi hai cháu cho ông bà ngoại giữ ở tỉnh (CT). Cháu lớn của chúng tôi sang năm là đúng 6 tuổi vào lớp 1. Có thể học ở tỉnh được không. và có bị trở ngại vê mặt giấy tờ sau này không? Con tôi có được những quyền lợi như những cháu có nhà ở tỉnh không? Con tôi có bi trở ngại khi học cấp 1, 2, 3 sau này không? Ngoài ra: Tôi xin hỏi, tôi có thể cho hai cháu nhập khẩu vao hộ khẩu của ông bà ngoại được không? (Nhưng không cắt khẩu tại nhà mẹ tôi ở tp.HCM?) (Coi như con tôi hai hộ khẩu có được không) Trong thời gian chờ đợi sự trả lời của Quý Cty. Chúng tôi xin trân thành cảm ơn.
Tư vấn:
Tại khoản 4 Điều 4 Luật cư trú quy định:
"Điều 4. Nguyên tắc cư trú và quản lý cư trú
...
4. Mọi thay đổi về cư trú phải được đăng ký; mỗi người chỉ được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại một nơi."
Như vậy, mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một nơi.
Về việc con của anh khi nhập hộ khẩu vào chung với ông bà thì sau này có được chế độ gì về học tập hay không thì cần phải xem xét địa bàn con anh sinh sống tại thời điểm đó có thuộc các địa bàn được hưởng chính sách hỗ trợ gì hay không. Vấn đề này, anh có thể tham khảo tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP, Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021.
Trên đây là nội dung tư vấn về: Không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì bị xử lý như thế nào? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn liên hệ luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến để được giải đáp.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất